Trung Quốc xây kính thiên văn dò sóng hấp dẫn ở độ cao 5.000 m

Trung Quốc xây dựng kính thiên văn dò sóng hấp dẫn cao nhất thế giới tại Tây Tạng. Ảnh: Indian Defence News.
Trung Quốc xây dựng kính thiên văn dò sóng hấp dẫn cao nhất thế giới tại Tây Tạng. Ảnh: Indian Defence News.
Trung Quốc bắt đầu xây kính thiên văn dò sóng hấp dẫn cao nhất thế giới tại Tây Tạng, cao 5.000 m trên mực nước biển.

Trung Quốc vừa bắt đầu xây dựng kính thiên văn dò sóng hấp dẫn cao nhất thế giới tại Ngari, Tây Tạng, cách 30 km về phía nam thị trấn Shiquanhe. Kính thiên văn này có độ cao 5.000 m trên mực nước biển. Ngân sách cho dự án ước tính khoảng 18,8 triệu USD, Science World Report hôm 16/1 đưa tin.

Theo China Daily, vị trí của kính thiên văn là một trong những nơi tốt nhất tại Bắc bán cầu để nghiên cứu sóng hấp dẫn nguyên thủy, do khí hậu khô và không khí mỏng ở Tây Tạng làm giảm ảnh hưởng của độ ẩm. Việc xây dựng đài quan sát dự kiến hoàn thành trong 5 năm.

Năm 1915, Albert Einstein là người đầu tiên dự đoán sóng hấp dẫn trong thuyết tương đối rộng. Sóng dấp dẫn hình thành nhờ sự va chạm của các thiên thể trong vũ trụ. Nó lần đầu tiên được phát hiện bởi Trạm quan sát Sóng hấp dẫn bằng tia Laser giao thoa (LIGO), Mỹ, vào tháng 9/2015. LIGO tìm thấy dấu vết của những gợn sóng tạo ra bởi sự hợp nhất của hai lỗ đen cách đây 1,3 tỷ năm.

Kính thiên văn mới sẽ có nhiệm vụ dò sóng hấp dẫn nguyên thủy, thứ mà các nhà khoa học tin rằng hình thành từ vụ nổ Big Bang cách đây 13,8 tỷ năm và chưa từng được phát hiện cho đến nay.

"Những gì chúng tôi đang tìm kiếm là sóng hấp dẫn nguyên thủy đã di chuyển 13,8 tỷ năm trước khi đến Trái Đất, và nếu tồn tại thì chúng cũng rất yếu", Wang Junjie, nhà vật lý thiên văn tại Đài Thiên văn Quốc gia Trung Quốc, cho biết.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.