Trung Quốc tăng thực lực hạt nhân phá thế “xoay trục” của Mỹ

Trung Quốc tăng thực lực hạt nhân phá thế “xoay trục” của Mỹ
Tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 và DF-41 được coi là vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc trong vòng 20 năm tới. Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành các vụ thử nghiệm 2 tên lửa loại tên lửa này dường như là hành động “dằn mặt” Mỹ.

> Trung Quốc chi 6,5 tỉ USD cho chương trình hạt nhân Pakistan
> Nga thử thành công tên lửa tầm bắn 11.000 km

Số liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy, tính đến tháng 1-2013, Trung Quốc có tổng cộng khoảng 250 đầu đạn hạt nhân. Trong số 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, duy nhất chỉ có Trung Quốc tiếp tục mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình.

Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản cho biết, quân đội Trung Quốc đang phát triển tên lửa liên lục địa mới, để tăng cường thêm số lượng tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân của mình. Đồng thời, Trung Quốc không ngừng củng cố thêm sức mạnh của hải quân, không quân, mục đích là để ngăn chặn sự bành trướng của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Hôm 13-12, Trung Quốc đã tiến hành thử lửa đạn đạo liên lục địa mới "Đông Phong-41” (DF-41) tại bãi thử tên lửa ở Vũ Hán thuộc tỉnh Sơn Tây-Trung Quốc. Vụ thử đầu tiên của loại tên lửa này diễn ra vào tháng 7-2012.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41.

Như vậy, trong vòng mười ngày, Trung Quốc đã tiến hành hai vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa, hôm 13-12 là tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41,có tầm bắn từ 12.000-14.000 km, trước đó là tên lửa đạn đạo liên lục địa "Cự Lang-2” (JL-2).

Các nhà bình luận quân sự phương Tây nói rằng, mấy hôm trước Trung Quốc đã thông báo vùng cấm bay ở khu vực biển Bột Hải để tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa, rất có thể là Trung Quốc sử dụng tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn Type 094 để phóng thử JL-2.

Một số nguồn tin cho rằng, Trung Quốc hiện đã đóng 4 tàu ngầm Type 094, có thể mang theo ít nhất 48 tên lửa đạn đạo “JL-2”. Tuy nhiên, có khả năng mới chỉ có 2 chiếc đang được thử nghiệm trên biển, còn 2 chiếc chưa hoàn thiện.

Tên lửa “JL-2” có khả năng răn đe hạt nhân tới một số vùng lãnh thổ của Mỹ, nếu nó được phóng trong phạm vi vùng biển Hoàng Hải, có thể dễ dàng tấn công các căn cứ phòng thủ tên lửa ở Alaska, nếu được phóng từ bờ biển phía đông của Triều Tiên có thể tấn công đến các căn cứ hải quân ở bờ tây nước Mỹ.

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2.

Tên lửa JL-2 và DF-41 được coi là vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc trong vòng 20 năm tới. Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành các vụ thử nghiệm tên lửa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, động thái này đã gây quan ngại cho Mỹ.

Quan hệ Bắc Kinh - Washington thời gian gần đây đã trở nên căng thẳng, bắt đầu từ khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố “vùng nhận dạng phòng không” và vụ suýt va chạm giữa chiến hạm Trung Quốc và Mỹ trên Biển đông. Dường như Trung Quốc đang muốn chiếm ưu thế trên không, trên biển tại khu vực này để “dằn mặt” Mỹ.

Trang mạng tin tức của Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng trước, cũng nhận định rằng, đến năm 2020 Trung Quốc có thể triển khai ít nhất 5 tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 và sẽ phát triển thế hệ tàu ngầm tiếp theo Type 096 lớp Đường, tăng cường đáng kể khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc.

Trung Quốc đã xây dựng 3 căn cứ neo đậu và bảo trì tàu ngầm hạt nhân chiến lược ở Thanh Đảo, Đại Liên và Tam Á, trong đó có 1 căn cứ tàu ngầm chuyên dụng xây dựng ở Thanh Đảo, hình ảnh vệ tinh do Google cung cấp có thể nhìn thấy rõ tàu ngầm hạt nhân lớp Hạ - Type 092 trong bến của căn cứ Thanh Đảo.

Theo Đức Hà

An Ninh Thủ Đô

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Thái Nguyên chốt phương án sắp xếp tinh gọn bộ máy
Thái Nguyên chốt phương án sắp xếp tinh gọn bộ máy
TPO - Với việc thực hiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tỉnh Thái Nguyên sẽ giảm được một cơ quan khối Đảng cấp tỉnh, giảm 9 cơ quan khối Đảng của cấp huyện; giảm 6 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; giảm 36 phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.