Trung Quốc siết chặt kiểm dịch, thủy sản Việt Nam xuất khẩu vẫn tăng gấp đôi

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trung Quốc vẫn đang siết chặt quy trình kiểm dịch đối với thủy sản xuất vào nước này. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này vẫn đạt 326 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt xuất khẩu tôm và cá tra tăng trưởng tới 2 con số.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đang tăng nhanh trở lại. Trong quý 1, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 326 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.

Mặt hàng cá tra có tốc độ tăng trưởng đạt tới 87% về lượng và tăng 2,6 lần về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cá tra trung bình đạt 2.530 USD/tấn, tăng 74%.

Đặc biệt, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc sau thời gian dài trầm lắng, trong 3 tháng đầu năm nay đạt trên 106 triệu USD, tăng 70% so với cùng kỳ.

Theo VASEP, trong bối cảnh, Trung Quốc vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu “Zero COVID-19”, và siết chặt quy trình nhập khẩu thực phẩm, việc thủy sản vẫn có sự tăng trưởng cho thấy nhu cầu của thị trường Trung Quốc đang rất lớn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chú ý khi vẫn có lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này bị trả về vì phát hiện SARS-CoV-2.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng cảnh báo nhiều lô hàng thủy sản về chỉ tiêu phosphate (cá, tôm đông lạnh, mực khô); bệnh thủy sản IHHNV, WSSV (tôm đông lạnh); kháng sinh cấm Chloramphnicol (ốc hương sống), Cadmium (cá cơm khô, tôm sú sống).

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP cho biết, các doanh nghiệp có lô hàng bị Trung Quốc cảnh báo, trả về sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp khi bị tạm dừng thủ tục nhập trong vòng từ 1 – 4 tuần.

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam các tháng tới sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan. Với tình hình xuất khẩu như hiện nay, xuất khẩu thủy sản năm 2022 sẽ có thể đạt được 9 tỷ USD.

Chiều 22/4, Phòng Nông nghiệp Đối ngoại (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) cùng Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Đà Nẵng đồng tổ chức “Triển lãm thực phẩm và đồ uống Hoa Kỳ”.

Đây là sự kiện giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ tới cộng đồng doanh nghiệp Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, tiếp cận thị trường du lịch trọng điểm trong bối cảnh du lịch quốc tế đang dần phục hồi.

Sự kiện quy tụ 21 đơn vị triển lãm là các Hiệp hội Nông Nghiệp của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, đại diện của các bang, các nhà phân phối và nhà sản xuất tại Hoa Kỳ.

Trung Quốc siết chặt kiểm dịch, thủy sản Việt Nam xuất khẩu vẫn tăng gấp đôi ảnh 1

Sự kiện là cơ hội để các doanh nghiệp, Hiệp hội nông nghiệp Hoa Kỳ tiếp cận được các nhà phân phối, nhập khẩu, chuỗi bán lẻ ở thị trường Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung

Các sản phẩm được giới thiệu gồm các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, hải sản, pho mát, nho khô…, các loại nông sản như khoai tây, đậu, táo, việt quất, nhân sâm, hồ đào…, các loại rượu vang và rượu whisky…

Theo ông Marc Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 8 của các loại thực phẩm và nông sản Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Kim ngạch thương mại nông nghiệp song phương đã tăng hơn gấp đôi, từ 4 tỷ USD (năm 2011) lên 9 tỷ USD (năm 2021).

Giang Thanh

MỚI - NÓNG
Đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC
Đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC
TPO - Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an phối hợp trong tổ chức hoạt động đấu thầu vàng miếng SJC để đảm bảo hoạt động đấu thầu được an toàn, hiệu quả.