TPO - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), thị trường Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) đang gia tăng thu mua thủy sản. Nhờ đó, trong tháng 7 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt trên 885 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ đầu năm tới nay.
TPO - Theo các doanh nghiệp thủy sản, quy định không trộn lẫn nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu và trong nước đang khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa. Nhiều trường hợp bi hài sẽ xảy ra khi doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm phối trộn sang thị trường châu Âu.
TPO - Sau khi dự kiến sang Việt Nam kiểm tra công tác gỡ thẻ vàng thủy sản vào cuối tháng 5, Ủy ban châu Âu đã đổi lịch sang tháng 9 hoặc tháng 10, bởi họ muốn xem xét việc triển khai 2 Nghị định mới của Việt Nam ra sao. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, đây cơ hội cuối cùng của Việt Nam để gỡ thẻ vàng, nếu không chúng ta sẽ phải chờ thêm khoảng 3 năm nữa.
TPO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện cam kết “nói không với IUU”; chỉ mua nguyên liệu thủy sản từ tàu cá có đủ giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để đảm bảo tuân thủ pháp luật và chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
TPO - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước ước đạt 9,84 tỷ USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Xuất siêu 2,68 tỷ USD, tăng gần 2,9 lần.
TPO - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 1, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt gần 750 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, xuất khẩu sang nhiều thị trường tăng vọt.
TPO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, Việt Nam và Trung Quốc đang khẩn trương hoàn thành rà soát pháp lý để ký 3 Nghị định thư: Xuất khẩu thủy sản khai thác tự nhiên, xuất khẩu cá sấu nuôi và xuất khẩu khỉ nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc. Hai bên sẽ phối hợp xử lý vướng mắc trong xuất nhập khẩu cá tầm, tôm hùm bông theo cơ chế đặc biệt và cũng sẽ đưa các nội dung trên vào nghị định thư.
TPO - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản từ các đối tác lớn đến từ những thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc gia tăng đáng kể. Nhiều mặt hàng ngược dòng tăng trưởng tới hơn 2 con số, đặc biệt nhu cầu nhập khẩu phục vụ lễ Tết đang tích cực trong những tháng cuối năm.
TPO - Với diễn biến hồi phục từ các thị trường, dự báo xuất khẩu thủy sản quý IV năm nay có thể mang về khoảng 2,4 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm ngoái, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm đạt 9 tỷ USD.
TPO - Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản gửi Hải quan Nam Ninh - Trung Quốc) đề nghị làm rõ thông tin về kiểm dịch trong quá trình thông quan thủy sản Việt Nam và đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu.
TPO - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhờ sự tăng đột biến của một số mặt hàng, xuất khẩu nông sản đang có dấu hiệu hồi phục. Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt 38,5 tỷ USD, giảm nhẹ 5,1% so với con số kỷ lục của năm ngoái.
TPO - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tháng 8 tăng trưởng dương sau nhiều tháng sụt giảm liên tục. Ngoại trừ cá tra, tất cả các sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang thị trường này đều đã phục hồi.
TPO - Dự kiến tháng 10, Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiến hành đánh giá lần thứ 4 về thực hiện các biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Việt Nam. Đây là cuộc kiểm tra quyết định thủy sản Việt Nam có gỡ được "thẻ vàng” sau 6 năm bị cảnh báo. Trường hợp bị áp "thẻ đỏ", thiệt hại sẽ rất nặng nề.
TPO - Để đảm bảo việc xuất khẩu của các doanh nghiệp không bị gián đoạn, Cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Chi cục Thủy sản TPHCM khẩn trương bổ sung nguồn lực để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận thủy sản khai thác theo đúng quy định. Đơn vị không được tự ý tạm dừng cấp giấy khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
TPO - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thị trường thủy sản đang có những tín hiệu tốt dần lên. Trong đó, Mỹ trở lại vị trí thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ dự báo sẽ phục hồi chậm.
TPO - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quan tâm và xem xét có gói kích cầu 10.000 tỷ đồng cho thủy sản nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long.
TPO - Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản Việt Nam chỉ đạt hơn 3,2 tỷ USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ 2022 và giảm sâu từ 10-50% tại tất cả các thị trường chính, trong đó giảm mạnh nhất là thị trường Mỹ…
TPO - Nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường lớn giảm mạnh khiến xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 4 tháng chỉ đạt 15,6 tỷ USD, giảm 13,3%. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực bắt đầu lao dốc.
TP - Sau một năm thăng hoa khi kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục 11 tỷ USD, ngành thủy sản đang đối diện với hàng loạt khó khăn khi hầu hết thị trường đều gặp khó. DN rơi vào vòng xoáy tiến thoái lưỡng nan vì đối tác vừa giảm mua, vừa ép giá; còn nông dân cũng rất cân nhắc thả tôm, cá vụ mới.
TPO - Xuất khẩu thủy sản tháng 3 tiếp tục giảm hai con số, trong đó các mặt hàng chủ lực vẫn tiếp tục giảm từ 8 - 39%. Lũy kế 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản Việt Nam giảm 27% so với cùng kỳ.
TPO - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% để hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.
TPO - Sau khi sụt giảm mạnh trong tháng 1, xuất khẩu thủy sản tháng 2/2023 đã tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, các mặt hàng thủy sản chủ lực như tôm, cá tra vẫn tăng trưởng âm.
TPO - Sau thời gian thăng hoa, xuất khẩu thủy sản đang quay đầu giảm sâu do ảnh hưởng lạm phát từ các thị trường. Điều này khiến việc kinh doanh của doanh nghiệp bất ngờ tuột dốc.
TPO - Dù trong quý IV/2022, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp đều suy giảm do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Tuy vậy, cả năm 2022, bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản đều có sự tăng trưởng ấn tượng, lợi nhuận của không ít doanh nghiệp được tính "bằng lần" so với năm đó.
TPO - Kết thúc năm 2022, ngành thủy sản xuất sắc lập kỷ lục xuất khẩu (XK) 11 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 3 nước XK thủy sản lớn nhất thế giới (sau Trung Quốc và Na Uy).
TPO - Mỹ tiếp tục là thị trường số 1 của xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi cán mốc hơn 2,1 tỷ USD năm 2022. Trong khi đó, Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường lớn thứ 2 nhập khẩu thủy sản Việt Nam, với kim ngạch 1,8 tỷ USD.
TPO - Năm 2022 là một năm thành công của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam bởi sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19. Kim ngạch xuất khẩu tới cuối tháng 11 đã cán mốc 10 tỉ USD; dự đoán đến hết năm 2022 sẽ cán mốc 11 tỉ USD.
TP - Từ ngày 19/10 sắp tới, đoàn kiểm tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam đánh giá về công tác gỡ “thẻ vàng” thủy sản của Việt Nam trong 5 năm qua. Đây là cuộc kiểm tra có tính chất quyết định thủy sản Việt Nam có gỡ được “vòng kim cô” hay không.