> Trung Quốc nói tàu sân bay chỉ để nghiên cứu
Tân Hoa xã dẫn các nguồn tin quân sự nói rằng, thời gian chạy thử sẽ không kéo dài và việc hoàn thiện vẫn tiếp tục sau khi tàu chạy thử trở về. Sở An toàn Hàng hải Liêu Ninh thông báo cấm tàu thuyền đi lại trên vùng biển ngoài khơi cảng Đại Liên (rộng gần 13,3 hải lý và dài 22 hải lý ở phía bắc Hoàng Hải và vịnh Liaodong) từ ngày 10 đến 14-8.
Giới quân sự và khách du lịch hôm 10-8 kéo đến cảng Đại Liên để xem tàu trên đường tới nơi chạy thử, nhưng nhiều người không nhìn thấy vì sương mù dày đặc.
Ngày 10-8, Đài Loan gắn cho Hsiung Feng III nhãn hiệu tên lửa diệt tàu sân bay. Hsiung Feng III do Đài Loan chế tạo đã 2 lần xuất hiện trước công chúng. |
Theo nhiều nhà phân tích, cuộc chạy thử tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc gây lo ngại về sức mạnh quân sự đang tăng lên của Trung Quốc với những tuyên bố ngày càng cương quyết đối với các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển.
Năm ngoái, Trung Quốc công bố chi phí quân sự của nước này tăng lên 91,5 tỷ USD, lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ).
Biên tập viên Andrei Chang của tạp chí Quốc phòng châu Á Kanwa chuyên quan sát Trung Quốc nói rằng, cuộc chạy thử chủ yếu để kiểm tra hệ thống chân vịt và phô trương sức mạnh. Để hoàn thiện, tàu cần nhiều thời gian nữa vì tàu chưa có hệ thống giảm tốc cho máy bay hạ cánh.
Tàu sân bay Varyag dài 300m do Liên Xô đóng phần vỏ phải bỏ dở vì Liên Xô tan rã năm 1991. Sau đó, tàu thuộc sở hữu của Ukraine. Ukraine tháo dỡ động cơ, hệ thống định vị, dẫn đường trước khi bán tàu cho Trung Quốc năm 1998.
Nhiều người tin rằng, Trung Quốc đang chế tạo máy bay J-15 trên cơ sở phát triển phiên bản Su-33 của Nga. Liên minh châu Âu và Mỹ cấm bán vũ khí cho Trung Quốc nên Nga nghiễm nhiên trở thành nước cung cấp vũ khí chủ yếu cho Trung Quốc. |
Đ.P
Theo China Daily, AP