Trung cấp có việc hay ĐH thất nghiệp?

Lễ trao bằng tốt nghiệp tại trường Trung cấp Thái Nguyên.
Lễ trao bằng tốt nghiệp tại trường Trung cấp Thái Nguyên.
TP - Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, năm 2016, tại kỳ thi THPT quốc gia, cả nước có 32% thí sinh chỉ đăng ký thi ở cụm thi địa phương. Con số này tương đương với 286.129 thí sinh.  Những thí sinh này đa số mục tiêu chỉ cần tốt nghiệp THPT để đi học nghề hoặc đi làm luôn tại các khu công nghiệp.

So với năm 2015, tỷ lệ thí sinh chỉ lựa chọn cụm thi địa phương đã tăng lên khoảng 4%. Điều này cho thấy nhận thức của xã hội đã thay đổi. Trên 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố như một cú đòn giáng mạnh vào tâm lý thích học ĐH của một bộ phận lớn người dân Việt Nam. Sau phổ thông, hiện nay đã có nhiều ngã rẽ hấp dẫn để có thể lập nghề, lập nghiệp. ĐH không còn là con đường “độc đạo” để người dân lựa chọn. Học nghề hay học trung cấp chuyên nghiệp, chỉ sau 2 năm học, người học đã có thể đi làm, đã có thể kiếm tiền thay vì phải học 4 năm trên giảng đường ĐH. Trong khi đó, cơ hội việc làm sau khi ra trường lớn hơn rất nhiều so với học ĐH, CĐ. 

Theo báo cáo của các trường trung cấp,  người học có việc làm sau khi ra trường thường đạt tỷ lệ cao. Lãnh đạo trường Trung cấp Thái Nguyên cho biết trong thời gian vừa qua, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo của Nhà trường đạt cao: trên 80% đối với ngành mầm non, trên 75% đối với các ngành khác.  Đặc biệt, đối tượng đào tạo của Trung cấp Thái Nguyên thường là con em dân tộc miền núi. Đây là một kết quả khả quan trong công cuộc tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc ở lứa tuổi lao động vùng sâu vùng xa.

Ngành nào đang “hot”

Với tiền thân là Trường Trung cấp Hà Thái được thành lập từ năm 2009, sau gần 7 năm xây dựng và phát triển, Trường Trung cấp Thái Nguyên đang từng bước hoàn thiện, phù hợp với nhu cầu sử dụng người lao động trên thị trường hiện nay. Đặc biệt, Nhà trường luôn chú trọng hướng đến việc xây dựng nền giáo dục chất lượng tại khu vực miền núi, khu vực vùng sâu vùng xa.

Trong gần 7 năm, Trường Trung cấp Thái Nguyên đã thực hiện tuyển sinh, đào tạo, phối hợp đào tạo cho trên 6000 em học sinh dân tộc. Trường tập trung đào tạo một số ngành nghề chính như mầm non, tiểu học, y sĩ, dược sĩ, điều dưỡng…

Nhà trường còn luôn chú ý đổi mới đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên có tay nghề và kinh nghiệm cao. Đội ngũ cán bộ, giáo viên yêu nghề trong đó 100% giáo viên dạy nghề đã đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm, phù hợp với trình độ đào tạo hiện nay nhằm hướng đến việc giúp các em học sinh vùng sâu vùng xa được hưởng một nền giáo dục tốt.

Trường Trung cấp Thái Nguyên luôn cố gắng để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động cho con em đồng bào vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh vùng sâu vùng xa như Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Đăk Lăk, Lâm Đồng. Đồng thời, nhà trường sẽ cố gắng phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới sáng tạo trong cả dạy và học để đạt được hiệu quả cao nhất, là nơi có chất lượng đào tạo tốt nhất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh vùng sâu vùng xa.

Ngành học của trường hiện nay vừa đáp ứng nâng cao nhân lực cho các tỉnh miền núi, vừa ra trường dễ xin việc đó là y sĩ, dược sĩ, điều dưỡng và mầm non. Với ngành mầm non, cùng với chủ trương phổ cập mầm non 5 tuổi của Bộ GD&ĐT, các tỉnh, thành phố hiện nay đều thiếu giáo viên mầm non trầm trọng, nhất là các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Với ngành điều dưỡng, ngoài việc có thể xin được việc làm trong nước, các điều dưỡng viên còn có cơ hội xuất khẩu sang Nhật và Đức. Mới đây, trường Trung cấp Thái Nguyên đã làm việc với Nhật Bản về việc hợp tác đào tạo điều dưỡng.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho sự phát triển của đất nước, quy mô đào tạo của nhà trường không ngừng phát triển trong những năm qua. Từ chỗ chỉ đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp chính quy tại hai cơ sở chính của nhà trường, đến nay trường đã liên kết với các trường Cao đẳng, Đại học (ĐH Thái Nguyên, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Trường ĐH Công Đoàn, Trường ĐH Thành Tây, Trường ĐH Công nghiệp Việt Trì, …) để đào tạo các cấp học từ Cử nhân đến Thạc sĩ với nhiều hệ đào tạo như chính quy, liên thông, vừa làm vừa học.

Thông tin liên hệ: Số 3/158, Đường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

Văn phòng tại Hà Nội: Phòng 401, Nhà A, Trường bồi dưỡng Cán bộ văn hóa, thể thao và du lịch. Điện thoại: 0280 36 56 006 - 046 259 4099. Email: Trungcapthainguyen.edu.vn@gmail.com

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lập An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.