Doanh nghiệp gỗ sống trong những thời điểm rất “sốc”
Dệt may sẽ là mặt hàng trong rổ hàng hóa chịu tác động mạnh nhất
Ông Trump cho rằng nước Mỹ đang chịu thua thiệt
Ông Trump thường nói gì sẽ làm cái đấy
Nhiều doanh nghiệp thủy sản dừng ký hợp đồng, tạm dừng xuất khẩu
Nếu Mỹ không thay đổi chính sách thuế quan?
Hành động của ngành thuế
Chờ đợi kết quả đàm phán của đoàn đặc phái viên tại Mỹ
Chúng ta có nhiều chính sách giúp các doanh nghiệp
Gỗ Việt Nam hiện đang xuất khẩu sang 161 thị trường
Không thể bỏ trứng vào một giỏ
Giải pháp nào giúp doanh nghiệp bình tĩnh, ổn định sản xuất?
Bốn trụ cột cần thay đổi
Niềm tin mãnh liệt vào tinh thần và sức mạnh Việt Nam
Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất
08/04/2025 09:14
Việt Nam thuộc nhóm các nước Mỹ công bố áp mức thuế cao
Phát biểu mở đầu cuộc tọa đàm, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong nhấn mạnh, Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 và thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam khi kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Mỹ năm ngoái đạt gần 150 tỷ USD (tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước) và thặng dư thương mại đạt 123,5 tỷ USD, thuộc nhóm 3 nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.
![]() |
Ông Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập Báo Tiền Phong. |
Chiều 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách mới sẽ áp thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng hóa của các nước từ ngày 5/4 và áp thuế đối ứng với 60 nước kể từ ngày 9/4, trong đó Việt Nam ở mức 46% - thuộc nhóm các nước có mức thuế cao.
Ngày 7/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định sẽ không lùi bước trong việc áp thuế quan toàn diện với hàng nhập khẩu từ hầu hết các nước trên thế giới, trừ khi các nước cân bằng thương mại với Mỹ. Điều này cho thấy quyết tâm của chính quyền Mỹ trong việc thực hiện áp thuế đối ứng mới với nhiều quốc gia.
Đối với nước ta, chính sách thuế của Mỹ dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến 5 nhóm ngành chính đang chiếm 64,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ năm 2024 như điện tử, dệt may, da giầy, gỗ và sản phẩm từ gỗ, nông - thủy - hải sản, thép và nhôm.
Tuy nhiên, không ít chuyên gia cho rằng đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại các ngành hàng, cải thiện năng lực sản xuất và thích ứng của doanh nghiệp Việt và rộng hơn là của cả nền kinh tế trước những thay đổi nhanh của tình hình thế giới.
Trước việc này, Báo Tiền Phong đã có nhiều bài viết liên quan đến các ngành nghề, doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng sâu sắc bởi chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Tuy nhiên, với mong muốn có thêm nhiều thông tin đa chiều hơn, nhằm tìm ra những giải pháp để góp phần tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, Báo Tiền Phong tổ chức tọa đàm "Ứng phó thuế đối ứng của Hoa Kỳ". Ban tổ chức Tọa đàm mong nhận được nhiều ý kiến sôi nổi, đa chiều nhằm cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc, cho các nhà đầu tư và góp thêm ý kiến với các cơ quan chức năng.
08/04/2025 09:42
Doanh nghiệp gỗ sống trong những thời điểm rất “sốc”
Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ, lâm sản Việt Nam:
Trong 5 ngày vừa qua, doanh nghiệp gỗ sống trong những thời điểm rất “sốc”. Ngành công nghiệp gỗ từ ngày 1/3, Bộ Thương mại Mỹ căn cứ khoản 232 năm 1962 cho phép tổng thống khởi xướng điều tra việc áp thuế, hạn ngạch nhập khẩu với mặt hàng đe doạ an ninh Mỹ.
Chúng tôi giải trình phản biện hi vọng thuế áp ở mức thấp. Thuế đe dọa an ninh quốc gia thường 25%. Mấy ngày gần đây, chúng tôi đón thêm thông tin về thuế đối ứng. Theo cách giải thích của Mỹ, Việt Nam áp mặt hàng bao nhiêu thì Mỹ áp bấy nhiêu.
![]() |
Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ, lâm sản Việt Nam. |
Hiện, mức thuế Việt Nam nhập từ Mỹ từ 15-25%. Mới đây, Chính phủ Việt Nam có thể áp toàn bộ nhập khẩu của Mỹ về bằng 0. Việc Mỹ áp thuế 46% với mặt hàng nhập của Việt Nam là “đòn” đánh rất mạnh vào công nghiệp gỗ.
Việt Nam trong những năm gần đây là quốc gia hàng đầu chế biến, xuất khẩu gỗ chỉ sau trung Quốc. Tại Mỹ, xuất khẩu 38-40% tổng kim ngạch gỗ lên tới 9,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao.
Từ năm 2018 khi có chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, bị áp thuế cao không làm được. Chính sách của Mỹ không muốn phụ thuộc vào Trung Quốc và đa dạng hóa nguồn cung. Việt Nam đáp ứng được, khi cơ hội đến biết nắm bắt có thể thay thế Trung Quốc, đặc biệt phân khúc tầm trung, phục vụ tầng lớp trung lưu của Mỹ.
Ở chiều ngược lại, chúng ta tăng cường nhập khẩu gỗ nguyên liệu Mỹ. Mỹ giàu có tài nguyên rừng và muốn tìm đầu ra cho gỗ. Rất nhiều bàn ghế, giường của ta nhập sang Mỹ đều sử dụng gỗ nguyên liệu nhập từ Mỹ.
Nếu như từ ngày 9/4, rất nhiều sản phẩm gỗ sang Mỹ chịu mức thuế 46% khiến doanh nghiệp không còn biên độ lợi nhuận.
Sở dĩ chúng ta xuất vào Mỹ lớn vì cần nhau. Chúng tôi tính khoảng 4.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ có chế biến sản phẩm xuất, 1 triệu hộ nông dân , toàn bộ chuỗi cung ứng này chắc chắn bị tác động.
Chúng tôi đều hiểu trong kinh doanh bỏ trứng vào 1 giỏ vô cùng nguy hiểm. Trong những năm gần đây, năm 2024, Mỹ là thị trường tiêu thụ 56,4% toàn bộ xuất khẩu gỗ, vì vậy tìm kiếm thị trường thay thế khó.
Chúng ta xuất khẩu gỗ lên tới 161 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, 5 thị tường lớn nhất, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU.
Tuy nhiên, Nhật Bản chỉ xuất dăm gỗ, viên nén gỗ; Hàn Quốc viên nén gỗ; Trung Quốc, dăm gỗ. Thị trường Mỹ vừa là lớn nhất, nhóm đồ nội thất gia tăng cao nhất.
Từ lâu chúng tôi đã nghĩ đa dạng hóa thị trường nhưng không phải dễ. Kỳ này, thực sự ngành gỗ chỉ còn ngày hôm nay, mai nữa mà không thay đổi gì, đoàn đàm phán không đạt thoả thuận gì sẽ bị dồn vào chân tường. Đây là lúc nhìn lại chặng đường tìm lối đi mới.
Cùng 1 lúc 2 vòng kim cô, thuế đối ứng hầu hết đồ nội thất 46%, 1 phần xuất khẩu vào Mỹ trị giá 800 triệu USD đang chờ kết quả điều tra, dự kiến sẽ có kết quả trong 270 ngày.
Chúng tôi khó lượng hoá con số thiệt hại tuy nhiên là rất lớn. Hiện, nhiều đối tác nhập khẩu đề nghĩ hoãn 1 số đơn hàng. Chắc họ không ký đơn hàng mới. Chúng tôi đang đẩy mạnh tìm kiếm tăng xuất khẩu sang thị trường.
Lâu nay chúng ta xuất sang Nhật là dăm gỗ. Đại sứ Nhật gợi ý nghiên cứu thị hiếu người Nhật có thể xuất khẩu đồ gỗ không chỉ dăm gỗ.
Một số doanh nghiệp Việt vươn lên đi vào phân khúc cao hơn, xuất khẩu đấu thầu cả 1 cung điện, khách sạn cao cấp. Đây là công việc lợi nhuận cao hơn. Dĩ nhiên không phải ai cũng làm được.
08/04/2025 09:48
Dệt may sẽ là mặt hàng trong rổ hàng hóa chịu tác động mạnh nhất
- Ngành dệt may nói chung và Tập đoàn Dệt may nói riêng sẽ ra sao khi dệt may là một trong nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ (năm 2024 đạt 16,2 tỷ USD), thưa ông?
Ông Hoàng Mạnh Cầm - Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam:
Dệt may là 3 mặt hàng chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch hơn 16 tỷ USD, chiếm 35-40% thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng đều đặn, từ năm 2015 đến nay xấp xỉ đạt 6%. Chính sách thuế đối ứng mới của ông Trump, chúng tôi đánh giá bất ngờ và vượt xa dự báo trước đây, về mức thuế đối ứng.
Tuy nhiên, lần này tất cả mặt hàng, các quốc gia chịu mức thuế ngang như nhau. Chúng tôi cũng phân tích nhanh tác động, trước tiên nguồn tiêu thụ, thị trường Mỹ suy giảm nhu cầu, giá tăng cầu tại Mỹ sẽ giảm. Dữ liệu tính toán của một đại học Mỹ, người tiêu dùng Mỹ có thể tăng thêm 3.800 USD chi trả. Do đó, nhu cầu của Mỹ sẽ suy giảm, người dân Mỹ với thói quen tiêu dùng tín dụng, Cục dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện neo mức thuế cao hơn, ngân sách tiêu dùng của gia đình Mỹ sẽ giảm mạnh. Ngành hàng dệt may tại Mỹ cao hơn mức trung bình, gấp hơn 5 lần mặt hàng khác. Dệt may sẽ là mặt hàng trong rổ hàng hóa chịu tác động mạnh nhất.
![]() |
Ông Hoàng Mạnh Cầm - Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam. |
Trong ngắn hạn, xuất khẩu dệt may đi Mỹ sẽ giảm, kỳ vọng đàm phán của Chính phủ hiện nay và những xoay chuyển của các doanh nghiệp trong ngành sẽ giảm thiểu rủi ro. Từ Quý II, chúng tôi dự báo đơn hàng đi Mỹ sẽ giảm. Tuy nhiên, chúng ta không quá bi quan khi trong lần này Mỹ đánh thuế với tất cả các nước, nên theo nghiên cứu của Tập đoàn Dệt may lần này ít có sự dịch chuyển về chuỗi cung ứng như lần đầu, các nước khác cũng chịu mức thuế cao, chỉ đơn hàng nhỏ.
Ngoài khu vực Đông Nam Á, châu Phi, Mỹ La Tinh, có những rào cản thấp hơn. Các khu vực này năng lực sản xuất thấp hơn, quy mô sản xuất, tay nghề nhà sản xuất, đặc biệt, mức độ ổn định về mặt xã hội, chính trị không cao. Đầu tư lượng mua hàng mất 1-2 năm mới ổn định, nếu dịch chuyển đơn hàng sang các quốc gia, sẽ không nhiều. Trong ngắn hạn có thể giảm giá, giảm cầu tại Mỹ.
Ví dụ quần áo, mức giá tăng 1%, nhu cầu giảm 1-2%. Trong trường hợp 1 cái quần bán giá 50 USD tại Mỹ, giá sản xuất tại Việt Nam khoảng 10 USD. Nếu tăng 5% thuế, giá tăng thêm 5 USD, và giá bán cuối cùng 55 USD. Nhu cầu có thể biến động 10-20%. Dệt may tương đối nhạy cảm về giá.
Hiệp hội dệt may tính toán có 7.000 - 10.000 doanh nghiệp, với số lượng trên 2,5 triệu lao động trực tiếp trong ngành, không tính các ngành phụ trợ liên quan. Tuy nhiên, hiện nay nhập khẩu dệt may của Mỹ chiếm đến 97% nhu cầu tiêu thụ, nên nếu Mỹ không muốn phục vụ sản xuất thì cũng không thể.
08/04/2025 10:21
Ông Trump cho rằng nước Mỹ đang chịu thua thiệt
Ông Phạm Quang Vinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ:
Chính sách áp thuế được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra từ khi cầm quyền, khi tái tranh cử, ông Trump đã cam kết đưa nền kinh tế Mỹ lên hàng đầu, không bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế khác. Hiện nay, trong cách nhìn của ông Trump, nước Mỹ đang chịu thua thiệt so với các nền kinh tế khác khi phải chịu mức thuế khá từ các thị trường. Bên cạnh đó, ông Trump muốn nước Mỹ trở nên vĩ đại hơn bằng cách đưa sản xuất, đưa công nghệ cao trở lại. Hiện công nghệ cao và sản xuất được coi là nền tảng của nền kinh tế. Cuối cùng thuế quan được Mỹ sử dụng để tách các nước ra khỏi thương mại với Trung Quốc.
/ Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
|
Ông Phạm Quang Vinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ. |
Ông Trump đánh giá cuộc chơi bao lâu nay không còn phù hợp với lợi ích của Mỹ vì thế Mỹ muốn tạo sân chơi mới. Đây vừa là công cụ kinh tế vừa có yếu tố đối nội và là phương tiện tranh cử. Ông Trump cũng để ngỏ một cánh cửa cho các nước, dù áp thuế cao nhưng nước Mỹ sẵn sàng thương lượng. Nhìn chung cách tiếp cận này nếu kéo dài sẽ khiến yếu tố bảo hộ tăng lên, thương mại tự do giảm đi.
Các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn của Mỹ trước đây tràn ra thị trường để tự lựa chọn những chuỗi cung ứng lớn, nhưng không mang lại lợi ích cho nước Mỹ. Với chính sách này, hiện nay các doanh nghiệp này phải nhìn nhận lại.
Như vậy, chính sách mới có nhiều tác động đến như: Thứ nhất, nâng mặt bằng thuế quan, không có hàng giá rẻ khiến cho nước Mỹ bị thua thiệt. Thứ hai, nước Mỹ lấy lại sức mạnh về kinh tế và công nghệ thì kết nối doanh nghiệp. Thứ ba, nếu sức mạnh của Trung Quốc là sản xuất thì nước Mỹ là thị trường tiêu thụ rất lớn. Vì thế các nước đều cần phải xuất khẩu đến nước Mỹ. Vì thế, Mỹ muốn cài đặt lại quan hệ thương mại với nhiều nước.
Tuy nhiên, Mỹ có làm được không bởi nền kinh tế của Mỹ dù mạnh nhưng vẫn phải phụ thuộc vào dòng chảy thương mại toàn cầu? Ngoài ra việc đưa sản xuất trở lại nước Mỹ cũng rất khó, bởi cấu trúc nền kinh tế của Mỹ bây giờ đã khác, lực lượng lao động và giá thành lao động phải thay đổi tương ứng. Theo chuyên gia Mỹ, hiện nay chỉ có thể chuyển động bằng một số lĩnh vực như sản xuất hàng tiêu dùng hay đồ chơi.
08/04/2025 10:49
Ông Trump thường nói gì sẽ làm cái đấy
Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chiến lược Trung Quốc:
Đầu tiên là mức thuế suất rất cao, đây là mức thuế không tưởng trong bất kỳ kịch bản ứng phó nào với mức thuế quan của Mỹ kể từ khi ông Trump đắc cử.
Thứ hai là thời gian gấp, chúng ta không có thời gian để chuẩn bị. Ông Trump thường nói gì sẽ làm cái đấy, chiến thuật của ông Trump thường làm rất nhanh, thường chỉ trong khoảng 6 tháng. Trước đó Mỹ có lộ trình bắt đầu áp thuế với Trung Quốc trong 1 năm rưỡi kể từ khi có thông báo đến lúc thực hiện, tuy nhiên lần đó Trung Quốc còn có thời gian để chuẩn bị. Trong khi đó, lần này xảy ra với nhiều nước nhưng bắt đầu thực hiện chỉ trong 1 tuần kể từ khi có sắc lệnh đến lúc thực hiện, đây là điều chưa có tiền lệ.
![]() |
Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chiến lược Trung Quốc. |
Thứ ba, Mỹ là một thị trường tiêu thụ chủ chốt các hàng hoá của chúng ta, chủ yếu là các mặt hàng chủ chốt, đặc biệt những mặt hàng có giá trị gia tăng cao nhất. Điều đấy không chỉ ảnh hưởng đến các ngành hàng mà nhìn chung còn ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.
Thứ 4, chúng tôi nhận thấy mức độ quan trọng của thị trường Mỹ và phần nghiêm trọng của sự thay đổi thuế suất. Trong 5 nhóm hàng chủ lực mà chúng ta đã tính đến việc xuất khẩu sang Mỹ bị ảnh hưởng nặng nhất thì chúng tôi thấy rằng có ít nhất là 4 trong 5 nhóm hàng đó độ biến động về cung cầu rất lớn. Tức là chỉ một thay đổi nhỏ về giá cũng có thể dẫn tới những thay đổi lớn về cầu, giá tăng thì cầu sẽ giảm vì bản chất đó là những nhóm hàng có độ co kéo chặt chẽ để giảm lợi nhuận biên cho doanh nghiệp. Cho nên không tính đến việc thay đổi thuế xuất đến 46% mà chỉ cần một thay đổi nhỏ đã có thể dẫn đến thay đổi về cầu.
Thứ 5, khi lùi xa để nhìn tác động của thương chiến Mỹ - Trung cả ngắn hạn và trung hạn, cái lo ngại nhất của thuế quan là không chỉ là suy giảm về GDP, tăng trưởng việc làm hay thu nhập. Mỹ là đầu tàu của chuỗi giá trị, của toàn bộ chuỗi cung ứng nên tác động đáng lo ngại nhất không nằm ở thương mại mà nằm ở sự thay đổi toàn bộ cấu trúc của nền kinh tế đó ở đằng sau.
08/04/2025 11:04
Nhiều doanh nghiệp thủy sản dừng ký hợp đồng, tạm dừng xuất khẩu
Bà Lê Hằng - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP):
Ngay sau khi nhận thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế đối ứng 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như "ngồi trên đống lửa" với tâm trạng hoang mang và lo lắng.
Tại thời điểm ông Trump công bố áp thuế (ngày 2/4, giờ Mỹ - PV) nước ta đang có gần 40.000 tấn thủy hải sản đang trên đường đến Mỹ và các doanh nghiệp lo ngại rằng không biết số hàng hóa này có bị áp thuế 46% ngay hay không.
![]() |
Bà Lê Hằng - Phó Tổng Thư ký VASEP. |
Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ không chỉ chịu riêng mức thuế 46% mà còn phải chịu nhiều loại thuế khác như thuế trợ cấp, thuế chống phá giá... nên tổng thuế phải chịu tối đa lên đến 75%. Mặt khác, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam thường sử dụng phương thức giao hàng CIF - chịu toàn bộ chi phí vận tải, bảo hiểm và thuế trước khi giao hàng cho đối tác - do đó, mức thuế mới của Mỹ tác động trực tiếp lên các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam lo lắng không biết các hợp đồng đã ký kết sẽ phải tính toán lại như thế nào với mức thuế đối ứng mới. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã dừng ngay việc ký hợp đồng và tạm dừng xuất khẩu, điều này dẫn đến việc họ phải chịu phạt vì vi phạm hợp đồng.
Các doanh nghiệp thủy sản đang e ngại việc sẽ mất thị trường Mỹ trong khi đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhất là với các mặt hàng như tôm sú, cá tra... vì thị trường này chiếm tới 1,8 - 2,1 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng, tác động đến cuộc sống của hàng triệu nông - ngư dân và doanh nghiệp trong ngành.
08/04/2025 11:27
Nếu Mỹ không thay đổi chính sách thuế quan?
Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu:
Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng Việt Nam không chỉ ảnh hưởng tới xuất khẩu mà còn chịu tác động tới lĩnh vực tài chính, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thị trường bất động sản, vàng… Trong những ngày tới, nếu Mỹ không thay đổi, có thể đây là cú sốc chưa từng có từ bên ngoài với Việt Nam.
Năm 2024, có 25 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam. Riêng lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo đạt 20 tỷ USD, chiếm 81%, là lĩnh vực tác động mạnh nhất.
Trong số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư Việt Nam có Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông - Trung Quốc. Với thuế này, tôi nghĩ rằng tác động đầu tư nước ngoài mạnh mẽ.
Hiện có đến 75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đến từ doanh nghiệp FDI. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất.
![]() |
Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu. |
Với thị trường ngoại hối, khi xuất khẩu giảm, nguồn thu ngoại tệ giảm. Mới 3 tháng đầu năm, nhập khẩu của Việt Nam lên tới 100 tỷ USD, trong khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam thấp hơn con số này nên sẽ gây áp lực đối với thị trường ngoại hối. Từ đầu năm đến nay, tỷ giá tăng nhiều. Tỷ giá tăng ảnh hưởng đến lạm phát, nền kinh tế và ảnh hưởng đến túi tiền của mọi người.
Với thị trường chứng khoán, từ lúc ông Trump tuyên bố áp thuế, thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế giảm 10%. Đây là một cú sốc cho thị trường Việt Nam.
Với thị trường vàng trong nước, hiện giảm nhẹ trong khi đáng lý ra giá vàng tăng. Nguyên nhân bởi giá vàng thế giới giảm trong khi tôi không nhìn thấy yếu tố kéo giá vàng xuống vì lạm phát tăng, ngay cả ngân hàng trung ương vẫn mua vàng vào…
Thị trường bất động sản không bị tác động trực tiếp nhưng nếu nền kinh tế khó khăn khủng hoảng thì thị trường này khó khăn theo, đặc biệt là phân khúc thị trường công nghiệp.
Với ngành ngân hàng dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng ngân hàng là nhà kinh doanh buôn tiền trong khi khách hàng của họ là công ty xuất nhập khẩu thì ngành ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%, nếu trong trường hợp xấu xảy ra thì rất khó đạt được, từ đó lợi nhuận ngân hàng sụt giảm.
Theo tôi, chúng ta cần phải có sự minh bạch xuất sang Mỹ, tránh bán phá giá hỗ trợ xuất khẩu, thông số sản phẩm Việt Nam rõ ràng minh bạch. Chúng ta mong rằng có những tiến triển lạc quan hơn nhưng sẵn sàng trường hợp xấu nhất.
08/04/2025 11:38
Hành động của ngành thuế
Ông Mai Sơn - Phó Cục trưởng Cục Thuế, Bộ Tài chính:
Ngay khi ông Trump nhậm chức, cơ quan thuế và ngành tài chính đã có sự chủ động ngay từ đầu năm. Chúng tôi đã lường trước được sự tác động của Mỹ có thể tác động đến thị trường xuất khẩu nên có sự ứng phó nhanh chóng.
Về tác động trực tiếp khi Mỹ thông bố áp thuế 46%. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 119 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm trị giá tổng trị giá là hơn 98 tỷ USD và chiếm hơn 82%.
Các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sang Mỹ trong 10 nhóm hàng, các nhóm hàng chủ lực thu về khoảng 77.200 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,8% tổng thu ngân sách. Khi có thông tin công bố áp thuế, chúng tôi có đánh giá tác động từ các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu và nhiều bên liên quan.
![]() |
Ông Mai Sơn - Phó Cục trưởng Cục Thuế, Bộ Tài chính: |
Trường hợp căng thẳng thương mại thì ảnh hưởng trực tiếp thị trường và giá trị xuất khẩu của các ngành lĩnh vực chủ lực của Việt Nam đang xuất khẩu, làm giảm kim ngạch xuất khẩu, giảm lợi nhuận ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp thuộc ngành nay tại một số địa phương như: Thủy sản ảnh hưởng các tỉnh Tây Nam Bộ; sản xuất điện tử ảnh hưởng đến các địa phương như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng... sản xuất máy móc, thiết bị ảnh hưởng đến địa phương như Hà Nội, TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... nông sản thì ảnh hưởng đến tác tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc... Dệt may thì ảnh hưởng đến tỉnh Nam Định, Hưng Yên, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh...
Về đánh giá sự ảnh hưởng gián tiếp, chúng tôi cho rằng căng thẳng thương mại sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến thu ngân sách. Tuy nhiên, Chính phủ sẽ có giải pháp đồng bộ, và tâm lý thị trường dần ổn định sau các tín hiệu đàm phán tích cực.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Huy:
- Qua các ý kiến của đại diện doanh nghiệp và các cơ quan chức năng vừa nêu, ông nhìn nhận như thế nào về những tác động của chính sách thuế mới của Mỹ với các doanh nghiệp Việt?
Ông Nguyễn Quang Huy: Tôi thấy có 3 tác động lớn, tác động trực tiếp, gián tiếp và tác động về lâu dài. Tác động trực tiếp khiến các doanh nghiệp gia tăng chi phí, suy giảm về năng lực cạnh tranh tuy nhiên theo tôi đánh giá đó chỉ là trong tạm thời.
Đối với việc áp mức thuế 46% lên hàng Việt Nam sẽ khiến giá thành của sản phẩm có thể đội lên, làm mất lợi thế so sánh với các đối thủ mà họ chịu mức thuế thấp hơn. Ngoài ra, ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ở mức khiêm tốn như gỗ, dệt may, thuỷ sản... doanh nghiệp khó khăn trong duy trì đơn hàng, nhiều doanh nghiệp nhỏ có thể thu hẹp lại hoặc dừng hoạt động, tái cơ cấu ngành nghề.
![]() |
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Huy. |
Đối với các doanh nghiệp FDI có thể tái định vị lại chuỗi cung ứng, họ nhìn nhận và cân nhắc dịch chuyển qua các thị trường tốt hơn hay ở lại. Hiện Việt Nam cũng đã ký rất nhiều hiệp định thương mại tự do. Vì vậy, khi đầu tư vào Việt Nam họ đã có lợi thế thâm nhập, cho nên chúng ta cũng không quá bi quan.
Liên quan đến tỷ giá, chúng ta vẫn còn các nguồn USD từ kiều hối, xuất khẩu và FDI. Cái này từ phía Bộ Tài chính sẽ có những chính sách để thu hút nguồn USD mới ngoài thị trường của Mỹ để chúng ta cân bằng về cán cân thanh toán xuất nhập khẩu.
Về tác động gián tiếp gây sức ép về tài chính, lao động trong thị trường trong nước. Có thể gây suy giảm doanh thu và lợi nhuận tạm thời, kéo theo khả năng liên quan đến trả nợ ngân hàng. Về cái này chúng ta cần phải tư duy rằng kinh doanh sẽ có tính thời điểm, có những lúc thanh khoản quan trọng hơn về lợi nhuận. Hiện tại vẫn lưu thông về logistic vẫn có thể thanh khoản được, chỉ là khó khăn tạm thời. Nhà nước có thể có chính sách hỗ trợ thanh khoản phù hợp với các doanh nghiệp ảnh hưởng bởi đợt áp thuế quan này.
Về phía lao động thì có thể tạm thời suy giảm về việc làm trong thời gian ngắn hạn. Các doanh nghiệp, hiệp hội cần linh động tác cấu trúc lại thị trường. Đưa ra các quản trị về doanh nghiệp xuất khẩu, không để 1 thị trường chiếm quá 10% tỷ trọng, có kịch bản linh hoạt.
Liên quan đến tác động dài hạn, một trong những điều quan trọng liên quan đến thách thức về tính minh bạch trong chuỗi cung ứng. Đối với biện pháp thuế của Mỹ phản ảnh phần nào quan ngại, hoài nghi về xuất xứ, nguồn gốc về hàng hoá, tiêu chuẩn lao động. Đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các cơ quan quản lý truy xuất nguồn gốc, minh bạch đặc biệt trong các hàng hoá có nguyên vật liệu nhập từ các quốc gia khác. Qua đó chứng năng lực sản xuất thực chất của Việt Nam.
Về các giải pháp, theo tôi cần tăng cường đối thoại cấp cao với Mỹ. Thứ hai liên quan đến đàm phán, ngoại giao nhân dân cũng như vận động các doanh nghiệp, liên quan đến lợi ích của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ để chúng ta có tiếng nói trong quá trình đàm phán. Thứ ba là liên quan đến năng lực nội tại về pháp lý và pháp luật trong việc xử lý các vụ kiện và phòng bị thương mại. Cuối cùng là hỗ trợ các doanh nghiệp tái cấu trúc chuỗi cung ứng, đầu tư công nghệ và đa dạng hóa thị trường, đối với các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến quản trị chuỗi cung ứng và kỷ luật và tăng cường các kịch bản ứng phó phù hợp.
08/04/2025 11:49
Chờ đợi kết quả đàm phán của đoàn đặc phái viên tại Mỹ
Ông Phạm Quang Vinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ:
Ngay sau Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% với các mặt hàng xuất khẩu đến Mỹ của Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Cuộc điện đàm từ phía Việt Nam này được phía Mỹ đánh giá rất cao và thậm chí ông Trump đưa lên mạng xã hội.
Tuy nhiên, phản ứng tích cực từ phía Mỹ là chưa đủ, bởi báo cáo đặc biệt mới đây của Mỹ nhấn mạnh rất nhiều tới các rào cản thuế quan, phi thuế quan và hàng hóa xuất xứ Trung Quốc từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Mặc dù vậy, chúng ta cũng có cơ sở để lạc quan cho rằng cuộc điện đàm này thể hiện rằng ngay từ đầu Việt Nam đã có chủ trương và đường lối đối ngoại đúng đắn, nhằm tạo ra lợi ích hài hòa giữa Mỹ và Việt Nam.
/ Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
|
Ông Phạm Quang Vinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ. |
Nhìn về tổng thể, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ không cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa nội địa của Mỹ, vậy nên việc hợp tác giữa Việt Nam - Mỹ sẽ mang lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng và Chính phủ Mỹ.
Ngay lúc này, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đang ở Mỹ để đàm phán về thuế đối ứng, nếu việc này đạt được kết quả tốt thì có thể Mỹ sẽ lùi ngày áp thuế đối ứng 46% với các mặt hàng từ Việt Nam để hai nước thỏa thuận thêm. Mục đích của đoàn đặc phái viên không chỉ nhằm giải quyết các vướng mắc về thuế đối ứng mà còn là cơ hội để Việt Nam tìm kiếm các cơ hội và kêu gọi hợp tác đầu tư từ các doanh nghiệp Mỹ liên quan đến lĩnh vực công nghệ, dầu khí, an ninh quốc phòng và hàng không dân dụng.
08/04/2025 12:15
Chúng ta có nhiều chính sách giúp các doanh nghiệp
Ông Mai Sơn - Phó cục trưởng Cục Thuế:
Góc độ cơ quan thuế - Bộ Tài chính, chúng tôi chủ động từ lúc chính quyền Mỹ thay đổi nhiệm kỳ. Trên cơ sở điều hành vĩ mô của Chính phủ, thời gian vừa qua chúng tôi chủ động đề xuất chính sách, tạo ra sức bật cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Các chính sách hiện hành triển khai áp dụng đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.
Chủ động điều chỉnh chính sách thuế quan: Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2025/NĐ-CP (31/3/2025) nhằm giảm thuế nhập khẩu đối với 23 dòng thuế (16 nhóm mặt hàng chủ yếu) từ Mỹ, nhiều dòng thuế giảm về 0%.
Chính phủ ban hành Nghị định 73 đã giảm thuế suất nhập khẩu nhiều mặt hàng của đối tác thương mại lớn, trong đó có Mỹ, trong đó có nhiều dòng thuế về 0%.
Theo đó, có 16 nhóm mặt hàng nhập về Việt Nam được giảm thuế như ô tô, sản phẩm nông nghiệp, than, gỗ… Đây là bước thiện chí lớn ngay từ đầu của chính phủ Việt Nam nỗ lực cân bằng cán cân thương mại 2 nước, giúp người tiêu dùng Việt Nam tăng cường sử dụng hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ.
![]() |
Ông Mai Sơn - Phó cục trưởng Cục Thuế. |
Hiện nay, các giải pháp Bộ Tài chính đang thực hiện gồm một số chính sách thuế hỗ trợ gia hạn nộp thuế cho doanh nghiệp, cụ thể: Nghị định số 81/2025/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Nghị định cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 2, tháng 3, tháng 4, tháng 5 và tháng 6 năm 2025 đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Nghị định số 82/2025/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025: Nghị định quy định đối tượng được gia hạn gồm doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong một số ngành kinh tế như: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt… Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên; vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống… Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017.
Đối với công tác quản lý thuế, ngành thuế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI có quan hệ với các công ty tại các quốc gia được coi là điểm trung chuyển. Việc này sẽ góp phần ngăn chặn việc lợi dụng Việt Nam làm điểm trung chuyển để lẩn tránh thuế, đồng thời thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch và công bằng.
Song song với đó, ngành thuế triển khai triển khai chương trình tuân thủ tự nguyện, theo đó người nộp thuế có lịch sử tuân thủ về thuế tốt và đáp ứng các tiêu chí đánh giá của chương trình sẽ được hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin tự động hỗ trợ thực hiện nhanh, kịp thời các thủ tục về thuế trong đó có thủ tục hoàn thuế từ đó thúc đẩy dòng tiền vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu về các giao dịch thương mại quốc tế và có cơ chế chia sẻ thông tin với cơ quan thuế Mỹ. Điều này sẽ giúp tăng cường minh bạch trong hoạt động thương mại song phương, đồng thời tạo cơ sở để hai bên có thể phối hợp hiệu quả trong việc ngăn chặn các hành vi gian lận thuế xuyên quốc gia.
Đẩy nhanh giải quyết vướng mắc trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài đã có hiện diện tại Việt Nam để khơi thông dòng vốn lưu động của các doanh nghiệp, khuyến khích mở rộng đầu tư và sản xuất xuất khẩu.
Về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp tiếp tụcnghiên cứu sửa đổi chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để tăng tính hiệu quả của chính sách ưu đãi nhằm thu hút hơn nữa đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào nghiên cứu phát triển (R&D), đổi mới công nghệ và nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp trong nước tăng khả năng cạnh tranh, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
08/04/2025 12:30
Gỗ Việt Nam hiện đang xuất khẩu sang 161 thị trường
Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản:
Từ lâu nay ngành gỗ đã làm việc với các doanh nghiệp FDI về việc cần tăng cường kiểm tra, nếu có đơn vị nào có dấu hiện gian lận thì xử phạt rất nặng. Trong ngành gỗ, các doanh nghiệp Việt Nam chiếm 49%, các doanh nghiệp FDI chiếm 51% - đây là hiện trạng có thể chấp nhận được.
![]() |
Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản. |
Việt Nam đã chủ trương phát đi thông điệp mạnh mẽ rằng đi đầu trong việc thực hiện quy định của EU về không gây mất rừng và không gây suy thoái rừng, kiên quyết tuân thủ những quy định về môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Cho đến tận bây giờ, chúng tôi có thể khẳng định các hoạt động thương mại cua ngành gỗ không liên quan đến thao túng tiền tệ và vận chuyển gỗ bất hợp pháp.
Dưới thời đại Trump 1.0, nước Mỹ đã điều tra rất kỹ về vấn đề, thao túng tiền tệ và vận chuyển gỗ bất hợp pháp của ngành gỗ Việt Nam. Chúng ta có nhiều phiên điều trần với Mỹ, và đã chứng minh được chúng ta không có gian lận thương mại hay xuất khẩu gỗ bất hợp pháp. Theo tôi, việc tự chứng minh sự minh bạch là mô hình hợp tác rất tốt, giúp cải thiện mỗi quan hệ thương mại, để đạt được mức “win - win” (2 bên cùng thắng).
Gỗ Việt Nam hiện đang xuất khẩu sang 161 thị trường khác nhau. Ngành gỗ có chi phí logistis rất lớn trong khi Mỹ có điều kiện thuận lợị nên lâu nay ngành gỗ của chúng ta hướng đến thị trường Mỹ và đặt kỳ vọng lớn vào thị trường này. Tuy nhiên, trước chính sách thuế quan mới của Mỹ, chúng ta cần cơ cấu lại ngành hàng, thậm chí nếu đưa xuất khẩu về 0 cũng chấp nhận để đạt được bước tăng trưởng mới.
08/04/2025 12:33
Không thể bỏ trứng vào một giỏ
Bà Lê Hằng - Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam:
Kịch bản có thể tháo gỡ hay đi theo hướng xấu nhất, đây cũng là bài học để cho các doanh nghiệp tỉnh giấc, không thể bỏ trứng vào một giỏ. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt cơ cấu lại ngành nghề, chuyển hướng thị trường phù hợp.
![]() |
Bà Lê Hằng - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. |
Bên cạnh đó cũng cần sự vào cuộc, hỗ trợ của Chính phủ để thị trường được khơi thông, gỡ các rào cản về kỹ thuật. Chúng tôi rất mong muốn Chính phủ nhanh chóng vào cuộc để thúc đẩy xuất khẩu tại các thị trường tiềm năng khác như thị trường EU, Trung Đông...
Ngoài ra cần tạo cơ hội về xúc tiến thương mại, tăng cường giao lưu với các thị trường khác... tạo cơ hội cạnh tranh ở các thị trường được cao hơn.
Chúng tôi đánh giá cao về chính sách thuế và rất mong chính sách thuế mới sớm được đưa vào thực thi nhanh nhất đặc biệt là về hoàn thuế, giãn thuế... Bên cạnh đó cần nhanh chóng đưa mặt hàng thuỷ sản vào mặt hàng chế biến để hưởng ưu đãi phù hợp với ngành hàng chứ không phải chịu thuế cao đến 20% như hiện nay.
08/04/2025 12:38
Giải pháp nào giúp doanh nghiệp bình tĩnh, ổn định sản xuất?
Ông Hoàng Mạnh Cầm - Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản trị, Tập đoàn Dệt may Việt Nam:
Trong bối cảnh hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng phải tự vận động thông qua và đưa ra giải pháp cụ thể với khách hàng.
![]() |
Ông Hoàng Mạnh Cầm - Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản trị, Tập đoàn Dệt may Việt Nam. |
Ở góc độ Tập đoàn Dệt may, chúng tôi cũng có một số mong muốn, đề xuất để ổn định sản xuất như sau: Chính phủ và bộ ngành cần có giải pháp thúc đẩy thị trường nội địa của hơn 100 triệu dân Việt Nam, việc này nhằm bù đắp được các nhu cầu bị tiêu hụt tại thị trường Mỹ và thúc đẩy tăng trưởng GDP trong nước. Nghiên cứu, giảm tiếp mức thuế VAT dưới 8% với các doanh nghiệp trong nước hoặc tăng giảm trừ gia cảnh với thuế cá nhân của người tiêu dùng; chưa tăng tiền điện và một số chi phí liên đới khác.
Đặc biệt, để các doanh nghiệp bình tĩnh và ổn định sản xuất trong bối cảnh hiện tại thì Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng cần hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách chưa cắt room tín dụng trong năm nay. Bởi lẽ sau đại dịch COVID - 19, nhiều doanh nghiệp dệt may chưa thể hồi phục đã bị cắt room tín dụng và việc này khiến họ không có vốn để quay lại sản xuất.
08/04/2025 12:42
Bốn trụ cột cần thay đổi
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu:
Hãy lắng nghe tiếng nói của thị trường. Chúng ta cần biết họ nghĩ gì, chúng ta không bơi lội ở ao hồ và đi vào biển lớn đầy sóng gió. Nhiều ý kiến nhận định về Việt Nam, chúng ta đừng bỏ qua tiếng nói của thị trường. Từ đó, chúng ta mới phát triển được mọi thứ đem Việt Nam vào sân chơi quốc tế, là sân chơi nhiều biến động trong 4 năm tới, thậm chí 8 năm tới.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Huy
Theo tôi về sự thay đổi trong thời gian tới, đầu tiên chúng ta phải thích nghi sau đó dẫn dắt sự thay đổi. Việt Nam hiện là một trong hơn 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Do vậy trong bối cảnh bây giờ chúng ta phải ứng xử như một nước lớn.
![]() |
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Huy. |
Với các doanh nghiệp, tôi đề nghị có 4 trụ cột cần thay đổi: Thứ nhất, chuẩn hóa và nâng cao năng lực cung ứng. Thứ hai, nâng cao năng lực pháp lý và ứng phó về phòng vệ thương mại. Thứ ba, chuyển từ gia công giá rẻ sang sáng tạo, giá trị cao (phát triển mẫu mã, thương hiệu, nội địa hóa chuỗi giá trị). Thứ tư, đa dạng hóa thị trường, tránh lệ thuộc và thích ứng với chủ nghĩa bảo hộ mới.
Mặc dù việc thay đổi sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đổi mới sáng tạo và vươn lên thành công. Các doanh nghiệp cần có vốn chủ đủ mạnh và khả năng thích ứng với sự thay đổi để có thể thành công trong quá trình chuyển đổi.
Chuyên gia Phạm Sỹ Thành:
Việt Nam trải qua những lần thương chiến, lần này cần phải bình tĩnh. Chúng ta phải nhìn lại mô hình xuất khẩu, dựa vào FDI. Trong khi chúng ta phải đánh đổi nhiều lợi ích.
Trong dài hạn, Việt Nam cần thay đổi tăng trưởng và xuất khẩu cần xem xét. Trong bối cảnh các bất ổn thị trường xuất khẩu vẫn còn dài hạn, cần xây dựng các ngành xuất khẩu bền vững trong tương lai. Bởi, trong 10 năm tới những va chạm như vậy vẫn tiếp tục xảy ra, Mỹ - Trung Quốc vẫn sẽ giành nhau vị trí số 1.
08/04/2025 12:46
Niềm tin mãnh liệt vào tinh thần và sức mạnh Việt Nam
Nhà báo Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập Báo Tiền Phong:
Chúng tôi thấy được rằng tinh thần chủ động ứng phó với những tình huống bất ngờ và ngoài dự tính của tất cả chúng ta. Tuy nhiên, cũng cần phải có thời gian. Mặc dù con đường phía trước còn nhiều gập ghềnh, chông gai nhưng trên hết chúng ta vẫn có một niềm tin mãnh liệt vào tinh thần và sức mạnh Việt Nam. Nhìn chung tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng và ảnh hưởng đến toàn cầu.
![]() |
Nhà báo Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập Báo Tiền Phong. |
Chúng ta hy vọng với quyết tâm chính trị rất cao của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của các bộ ngành, đặc biệt là sự chủ động của các hiệp hội các doanh nghiệp, ít nhất là đã chủ động để ứng phó với những tình huống khó khăn nhất. Chúng ta quyết tâm khắc phục những khó khăn tiến về phía trước để chúng ta thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra.
Riêng năm 2025, chúng ta đã giảm được 190.000 tỷ đồng tiền thu ngân sách, thế nhưng chúng ta vẫn có một mục tiêu căn cốt lâu dài là nuôi dưỡng, phát triển doanh nghiệp làm động lực, chủ thể phát triển nền kinh tế của chính ta.
8h30 sáng (8/4), Báo Tiền Phong tổ chức Tọa đàm “Ứng phó thuế đối ứng của Mỹ”. Tọa đàm sẽ thảo luận về những tác động của chính sách thuế đối ứng của Mỹ đối với các doanh nghiệp, với nền kinh tế và các giải pháp ứng phó để giảm thiểu tác động, thiệt hại trước mắt... Cùng đó, nhìn lại cơ cấu kinh tế và cấu trúc xuất khẩu của Việt Nam để có chiến lược phát triển tự chủ, bền vững hơn trong bối cảnh thế giới đầy biến động.
Như Tiền Phong đã đưa tin, ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách mới về thuế quan. Theo đó, Mỹ áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng hóa nhập khẩu của tất cả các nước từ ngày 5/4, áp các mức thuế đối ứng với 60 nước kể từ ngày 9/4. Với Việt Nam, mức thuế đối ứng Mỹ công bố là 46% - thuộc nhóm các nước chịu mức thuế cao gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan.Việt Nam và Mỹ là đối tác chiến lược toàn diện. Hai nền kinh tế Việt - Mỹ có cơ cấu bổ sung cho nhau. Việt Nam không cạnh tranh trực tiếp với Mỹ mà cạnh tranh với nước thứ 3 và hướng tới thương mại cân bằng.
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 và thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Mỹ năm 2024 đạt gần 150 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2023 và thặng dư thương mại 123,5 tỷ USD. Việt Nam là một trong 3 nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 và thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Mỹ năm 2024 đạt gần 150 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2023 và thặng dư thương mại 123,5 tỷ USD. Việt Nam là một trong 3 nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.
Chính sách thuế của Mỹ dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến 5 nhóm ngành chính đang chiếm 64,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ năm 2024, bao gồm: Đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản...
![]() |
Quang cảnh tọa đàm. |
Việc Việt Nam là nước chịu mức thuế đối ứng cao đang gây áp lực lớn và lo lắng cho cộng đồng doanh nghiệp về khả năng giảm lợi nhuận, thu hẹp đơn hàng và thị phần xuất khẩu, cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng và bị tăng tồn kho, khi các đối tác Mỹ có thể tìm nguồn hàng thay thế từ các nước không bị áp thuế cao. Mức thuế cao có thể khiến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (đặc biệt từ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc) xem xét lại chiến lược đầu tư tại Việt Nam, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng…
Chương trình tọa đàm do Báo Tiền Phong tổ chức có sự tham dự của các vị khách mời đến từ các bộ, ngành, giới chuyên gia, doanh nghiệp. Tọa đàm sẽ thảo luận về những tác động của chính sách thuế đối ứng của Mỹ đối với các doanh nghiệp, với nền kinh tế và các giải pháp ứng phó để giảm thiểu tác động, thiệt hại trước mắt... Cùng đó, nhìn lại cơ cấu kinh tế và cấu trúc xuất khẩu của Việt Nam để có chiến lược phát triển tự chủ, bền vững hơn trong bối cảnh thế giới đầy biến động.
Các đại biểu tham dự tọa đàm gồm:
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường