Trống đồng vọng mãi

Nghệ nhân Lê Văn Bảy bên các sản phẩm của mình
Nghệ nhân Lê Văn Bảy bên các sản phẩm của mình
TP - Những chiếc trống đồng với hàng nghìn hoa văn lớn nhỏ thể hiện đời sống người Việt xưa được tạc, đúc từ bàn tay thô sơ của người thợ, trở thành sản phẩm đi khắp mọi miền.

Cảm nhận đất

Nghề đúc đồng, đúc trống đồng bằng phương pháp thủ công ở làng Chè Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) được truyền lại qua nhiều thế hệ.

Gần 10 năm trước, tôi gặp nghệ nhân Lê Văn Bảy khi ông đang hoàn thành mốc lịch sử quan trọng trong đời mình là thực hiện đúc chiếc trống đồng lớn nhất Việt Nam bằng phương pháp thủ công. Sau bấy nhiêu năm, xưởng đúc đồng của ông Bảy có quy mô hơn, nhưng đôi tay nghệ nhân lúc nào cũng vậy, vẫn tráng phủ lớp đất từ ruộng đồng. Nói về kỷ niệm lớn trong đời, ông Bảy nói chính là thời khắc thực hiện đúc chiếc trống đồng lớn nhất Việt Nam.

Ông Bảy chia sẻ: Một trong những khâu quan trọng để đúc trống đồng bằng phương pháp thủ công là chọn đất. Người thợ thẩm định đất bằng kinh nghiệm dựa vào màu sắc, dùng đầu các ngón tay viên, vo đất để đánh giá chất lượng. Quy trình làm đất rất phức tạp. Đối với việc thực hiện chiếc trống đồng lớn nhất Việt Nam, khối lượng đất cần đến hơn 3 mét khối. Đất được phơi khô, đập nát, lại phơi khô. Sau khi đất khô lại được đập nhỏ, sàng lọc trộn với than và trấu theo một tỷ lệ nhất định. Đất hỗn hợp được nhào nhuyễn với nước để hình thành khuôn đúc. Khuôn đúc được phơi khô và đúc chín. Độ đúc khuôn cũng phải ở nhiệt độ vừa phải. Sau đó, khuôn đúc phải được chỉnh, gọt cho phẳng, nhẵn. Các bước thực hiện đúc trống, phần lớn đều làm thủ công.

Tạo hoa văn trên khuôn đúc cũng là công đoạn yêu cầu bàn tay người thợ nghề phải có kinh nghiệm. Hoa văn được sử dụng ở chiếc trống lớn nhất Việt Nam là kiểu chìm- nổi của phiên bản trống đồng Ngọc Lũ. Ở mỗi loại trống, có hoa văn khác nhau, như: 18 chim lạc, cảnh giã gạo, múa... Khâu cuối cùng là khâu nấu nguyên liệu (gồm đồng, chì, thiếc) và đổ vào khuôn đúc. Để đúc chiếc trống đồng lớn nhất Việt Nam, ông Bảy đã chuẩn bị gần một tấn nguyên liệu đồng. Khi nhiệt độ của than lên 1.000 độ C cũng là lúc đồng và các hợp chất khác tan chảy. Một chiếc trống đồng được hình thành sau khi người thợ tháo khuôn đất, mài tinh lại các hoa văn…

Trống đồng vọng mãi ảnh 1

Nghệ nhân Lê Văn Bảy bên chiếc trống đồng lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Tư liệu

Thăng hoa

Những năm đầu, trống đồng được đúc bằng phương pháp thủ công theo mẫu phiên bản trống đồng cổ xưa của Việt Nam nhằm phục vụ chủ yếu cho một lớp người, nhưng nay, sản phẩm được sử dụng phổ biến, rộng rãi.

Ông Bảy chia sẻ: Sản phẩm trống đồng thường mang yếu tố tâm linh. Vì vậy, khi thực hiện các bước đúc trống, người thợ bao giờ cũng làm lễ xin phép ông tổ nghề đúc để sản phẩm được hoàn thiện về cả âm thanh, hoa văn, màu sắc. Cái tâm và độ tinh xảo của người thợ nghề cũng được nhìn từ những sản phẩm này.

Vượt ra ngoài tâm linh của sản phẩm trống đồng, hiện nay, khách hàng của ông Bảy thường đặt trống các loại lớn nhỏ để làm sản phẩm biếu tặng, trang trí phong thuỷ... Ngoài trống đồng ra, ông Bảy cùng thợ làng nghề của mình còn đúc ra nhiều sản phẩm khác từ đồng. Tuy nhiên, ông Bảy trăn trở khi hiện nay nghề đúc đồng bằng phương pháp thủ công có xu hướng mai một dần. Trước đây có hàng trăm hộ sống với nghề này, giờ chỉ còn 4-5 hộ duy trì nghề này. Cùng với việc tìm tòi, sáng tạo thêm những sản phẩm từ đồng. Dịp Tết này, ông Bảy cho ra mắt 3 sản phẩm mà chưa nơi đâu . Sau 1 năm các sản phẩm: Sập(1,5 tấn), tủ chè (2 tấn), bàn ghế (3 tấn). Các sản phẩm này đã hoàn thiện được 90%, do khách hàng trực tiếp đặt hàng.

Như một nghệ sĩ thăng hoa trong các sản phẩm của mình, mân mê những mặt trống đồng được đúc thành công, ông Bảy kể chi tiết ý nghĩa từng hoa văn nhỏ li ti trên mặt trống. Mỗi hoa văn đều thể hiện đời sống văn hoá của người Việt xưa. “Chất đồng ở Thanh Hóa đang thực hiện đúc trống đồng hiện nay hoàn toàn trùng với chất đồng của các trống đồng cổ xa xưa. Nếu không phải là chất đồng này, khó có thể thực hiện đúc trống bằng phương pháp thủ công thành công. Vì vậy, nguyên liệu đồng ở đây cũng đắt, khó tìm, có giá hơn nguyên liệu đồng ở những vùng khác. Người thợ làm nghề thủ công đều có bí quyết, kinh nghiệm, dày công nghiên cứu để pha chế đồng, tạo chất đồng đẹp, âm thanh tốt. Tôi mong, những sản phẩm đồ đồng nói chung, trống đống nói riêng mà chúng tôi đang thực hiện sẽ là những kinh nghiệm trong nghệ thuật đúc đồng mai sau”- ông Bảy chia sẻ. 

Năm 2008, sau khi đúc thành công chiếc trống đồng được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận lớn nhất Việt Nam. Đến năm 2013, chiếc trống đồng trên được nhận định là to nhất thế giới bằng phương pháp đúc thủ công. Để hoàn thành chiếc trống này, trong vòng 8 tháng, 20 người thợ ngày đêm miệt mài làm, tạo nên chiếc trống nặng 8 tấn.

.

MỚI - NÓNG
‘Giá vàng’ và ‘bão Yagi’ được tìm kiếm nhiều nhất năm 2024
‘Giá vàng’ và ‘bão Yagi’ được tìm kiếm nhiều nhất năm 2024
TPO - Cốc Cốc vừa phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm và lướt web 2024, nhìn lại những mối quan tâm nổi bật của người dùng Việt Nam trên internet. Theo đó, “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi” cùng từ lóng “đỉnh nóc kịch trần bay phấp phới” gây bão tìm kiếm. “Bão Yagi” và “giá vàng” dẫn đầu danh sách từ khóa nổi bật nhất.