Triển lãm tranh sơn mài 'Dấu thiêng' trong Hoàng thành Thăng Long

TPO - "Dấu thiêng" của họa sĩ trẻ Chu Nhật Quang vừa ra mắt giới thiệu đến công chúng. 52 bức tranh sơn mài khổ lớn trưng bày ngoài trời đã thu hút đông đảo quan khách, đại sứ các nước cùng du khách quốc tế, giới văn nghệ sĩ Việt Nam, các bạn trẻ yêu mến hội họa đến dự và thưởng lãm tranh. Đây là sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được tổ chức từ ngày 5 đến 15/10, trong không gian linh thiêng của Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Triển lãm tranh sơn mài 'Dấu thiêng' trong Hoàng thành Thăng Long ảnh 1
Đông đảo quan khách, các đại sứ nước ngoài, du khách quốc tế và công chúng yêu mến hội họa đã đến dự lễ khai mạc trưng bày tranh sơn mài khổ lớn của Chu Nhật Quang tại không gian ngoài trời trong Hoàng thành Thăng Long.
Triển lãm tranh sơn mài 'Dấu thiêng' trong Hoàng thành Thăng Long ảnh 2
Họa sĩ Chu Nhật Quang vui mừng và hạnh phúc bên các bạn trẻ hâm mộ tranh sơn mài của anh tại triển lãm.
Triển lãm tranh sơn mài 'Dấu thiêng' trong Hoàng thành Thăng Long ảnh 3
NSƯT Chu Lượng, nguyên Giám đốc Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, cha của họa sĩ Chu Nhật Quang cùng họa sĩ Thành Chương ngắm tác phẩm.
Triển lãm tranh sơn mài 'Dấu thiêng' trong Hoàng thành Thăng Long ảnh 4
52 tác phẩm sơn mài truyền thống về Hoàng Thành, phong cảnh quê hương, các địa danh di sản dân tộc với phong cách nghệ thuật kết hợp giữa cổ truyền và hiện đại, chia thành 4 chủ đề.
Triển lãm tranh sơn mài 'Dấu thiêng' trong Hoàng thành Thăng Long ảnh 5
Chủ đề “Cội” gồm 17 bức tranh, đưa người xem vào hành trình khám phá văn hóa và di sản của dân tộc như Hoàng thành Thăng Long, tháp Rùa, chùa Một Cột, chùa Thầy...
Triển lãm tranh sơn mài 'Dấu thiêng' trong Hoàng thành Thăng Long ảnh 6
Chủ đề “Linh” với 9 bức tranh, tiếp tục chuỗi cảm hứng về sự hoài niệm văn hóa và di sản. Họa sĩ tái hiện cảnh sân khấu thủy đình xưa với những buổi diễn rối nước, chùa Thầy và những cảnh đời thường tại các ngôi làng cổ.
Triển lãm tranh sơn mài 'Dấu thiêng' trong Hoàng thành Thăng Long ảnh 7
Chủ đề “Khởi” mở đầu triển lãm với 14 bức tranh sơn mài tập trung vào thể loại tĩnh vật. Các tác phẩm tái hiện vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như hoa quả, bình gốm, đồ vật gia đình... thông qua sự kết hợp giữa màu sắc và kết cấu sơn mài.
Triển lãm tranh sơn mài 'Dấu thiêng' trong Hoàng thành Thăng Long ảnh 8
Chủ đề cuối mang tên “Nôi” với 12 bức tranh, gợi ký ức về quê hương thông qua hình ảnh đình làng. Ở đây nghệ thuật rối nước được thể hiện đậm nét hơn với những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nông dân Việt Nam.
Triển lãm tranh sơn mài 'Dấu thiêng' trong Hoàng thành Thăng Long ảnh 9
Chu Nhật Quang tiếp nối truyền thống gia đình bằng việc phát triển tranh sơn mài - một hình thức nghệ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh xảo và tầm nhìn sáng tạo. Nguồn cảm hứng lớn nhất của anh luôn hướng về quê hương, dân tộc.
Triển lãm tranh sơn mài 'Dấu thiêng' trong Hoàng thành Thăng Long ảnh 10
Những kinh nghiệm này đã mở rộng tầm nhìn và giúp anh tiếp thu những xu hướng mới nhất trong nghệ thuật và văn hóa toàn cầu, từ đó áp dụng vào sự sáng tạo của mình.
Triển lãm tranh sơn mài 'Dấu thiêng' trong Hoàng thành Thăng Long ảnh 11
Dù sống trong môi trường đô thị hóa và nhịp sống hiện đại, họa sĩ luôn duy trì vững chặt liên kết với văn hóa Việt truyền thống và không ngừng khao khát mang tinh thần quê hương vào từng tác phẩm của mình.
Triển lãm tranh sơn mài 'Dấu thiêng' trong Hoàng thành Thăng Long ảnh 12
Chu Nhật Quang là họa sĩ trẻ luôn đau đáu với việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật sơn mài. Anh sinh ra trong một gia đình truyền thống nghệ thuật, bố là NSƯT Chu Lượng nổi tiếng trong lĩnh vực múa rối nước và rối cạn, ông nội là họa sĩ, NSND Chu Mạnh Chấn - người đã gắn bó với việc khôi phục, bảo tồn di sản làng quê Bắc Bộ qua nghệ thuật sơn mài.
Triển lãm tranh sơn mài 'Dấu thiêng' trong Hoàng thành Thăng Long ảnh 13
Bản thân Chu Nhật Quang thừa nhận câu chuyện của ông nội, của bố và các văn nghệ sĩ bạn bè của gia đình đã tạo cho anh một không gian nghệ thuật, văn hóa. Nguồn cảm hứng lớn nhất của Chu Nhật Quang là tinh thần, truyền thống dân tộc, mặc dù bản thân đã tiếp xúc nhiều với văn hóa phương Tây, có thời gian học tập và nghiên cứu ở nước ngoài.
Triển lãm tranh sơn mài 'Dấu thiêng' trong Hoàng thành Thăng Long ảnh 14
Những tác phẩm sơn mài được trưng bày về Hoàng thành và cảnh non sông, di sản văn hóa của Hà Nội được Chu Nhật Quang thực hiện với trọn vẹn niềm đam mê, tâm huyết mang đến nhiều ấn tượng cho công chúng yêu nghệ thuật và du khách tới Hoàng thành Thăng Long những ngày này.
Triển lãm tranh sơn mài 'Dấu thiêng' trong Hoàng thành Thăng Long ảnh 15
Họa sĩ "gạo cội" Thành Chương bày tỏ sự tin tưởng về con đường Chu Nhật Quang đã lựa chọn. Ông tin họa sĩ trẻ này thành công bởi một họa sĩ cần tài năng thiên phú và quan trọng hơn hết là đam mê, khổ luyện. Đây là yếu tố quan trọng, cần được văn nghệ sĩ, nhất là thế hệ trẻ quan tâm đặc biệt.
Triển lãm tranh sơn mài 'Dấu thiêng' trong Hoàng thành Thăng Long ảnh 16
Triển lãm "Dấu thiêng" không chỉ là dấu ấn của một nghệ sĩ, mà còn là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống, để chúng tiếp tục lan tỏa và hòa nhập trong dòng chảy không ngừng của thế giới.