Triển khai giải pháp bảo vệ ngư dân

Ngư dân cần lập tổ đội dân quân tự vệ trên biển để bảo vệ trên biển để bảo vệ mình. Ảnh: Phạm Anh
Ngư dân cần lập tổ đội dân quân tự vệ trên biển để bảo vệ trên biển để bảo vệ mình. Ảnh: Phạm Anh
TP - “Việc tàu Trung Quốc xâm lấn nhiều lần vào vùng biển Việt Nam là có tổ chức. Để ngư dân Việt Nam tiếp tục ra khơi, bám biển, nhà nước cần sớm triển khai các giải pháp để bảo vệ ngư dân và chủ quyền trên biển”- ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, đề xuất, khi trả lời phỏng vấn Tiền Phong.

> Hải quân Trung Quốc dùng vũ khí uy hiếp ngư dân Phú Yên

Ngư dân cần lập tổ đội dân quân tự vệ trên biển để bảo vệ trên biển để bảo vệ mình. Ảnh: Phạm Anh
Ngư dân cần lập tổ đội dân quân tự vệ trên biển để bảo vệ trên biển để bảo vệ mình. Ảnh: Phạm Anh.
 

Nguy hiểm

Có vẻ gần đây, tàu của Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam ngày càng nhiều hơn, thưa ông?

Việc tàu của Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam lặp đi lặp lại ngày càng lớn, và ngày càng có tổ chức hơn. Việc đó, không như một số trường hợp ngư dân Việt Nam đánh bắt ngoài biển, rồi vô tình theo đàn cá lạc vào ngư trường nước khác. Đó là sự vô tình. Còn ở đây, ngư dân của ta đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại khu vực Hoàng Sa, Trường Sa nhưng vẫn bị phía Trung Quốc bắt giữ.

Không chỉ có vậy, nhiều tàu lớn của Trung Quốc còn dàn hàng ngang vào vùng biển của Việt Nam. Ở đây, không dừng lại là chuyện đơn lẻ của một cá nhân hay của một nhóm nào đó của tàu Trung Quốc, mà đây có thể có tổ chức mà đã có tổ chức thì cực kỳ nguy hiểm.

Ngư dân đang gặp nhiều khó khăn khi ra khơi, rất cần được Nhà nước hỗ trợ?

Để bà con ngư dân yên tâm bám nghề, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, chúng ta phải đầu tư phát triển nghề cá trên biển. Các địa phương tích cực thúc đẩy sản xuất, lập các tổ đội nhóm ra khơi, hỗ trợ trang thiết bị từng đoàn tàu.

Chính phủ cũng có quyết định 48, hỗ trợ ngư dân hoạt động xa bờ; các dự án của Chính phủ, tài trợ của nước ngoài về gắn thiết bị vệ tinh giám sát tàu cá; các nhà khoa học cũng đưa ra các dự báo về ngư trường, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đánh bắt... Những cái đó, chúng ta đã và đang làm cho ngư dân.

Lập tổ đội dân quân trên biển

Theo ông, Chính phủ nên hỗ trợ ngư dân thế nào để họ yên tâm ra khơi đánh cá, bảo vệ chủ quyền?

Ngoài những chính sách hiện hành, tới đây, chúng tôi tiếp tục kiến nghị với Chính phủ về những hỗ trợ cụ thể, rõ ràng, thích đáng hơn. Vừa qua, việc hỗ trợ ngư dân chỉ là một phần rất nhỏ. Chẳng hạn, một chiếc tàu bị chìm, bộ lưới bị mất, chỉ hỗ trợ năm mười triệu, đến vài chục triệu đồng, chỉ mang tính động viên. Còn để khôi phục sản xuất, phải có chính sách rõ ràng là cho vay dài hạn để họ đóng lại tàu. Coi như đầu tư vừa cho an sinh vừa cho an ninh quốc phòng.

Cần phải thành lập tổ đội dân quân trên biển, là những ngư dân đánh cá. Họ có quyền tự vệ trực tiếp, tại chỗ khi có đối tượng xâm phạm tính mạng của cải của họ.

 

Hiện, do giá xăng dầu tăng cao, 30-40% tàu cá nằm bờ, khoảng 40% tàu cá hoạt động cầm chừng, còn khoảng 30% vẫn tiếp tục ra khơi.

Trong bối cảnh như vậy, chúng ta nên tổ chức “đội hình” ra khơi thế nào, để ngư dân tiếp tục bám biển an toàn?

Tới đây, cần tiếp tục thành lập các tổ đội sản xuất chặt chẽ hơn, công tác dự báo ngư trường, thời tiết cải thiện hơn nữa để phục vụ bà con. Và tiến tới, cần phải thành lập tổ đội dân quân trên biển, là những ngư dân đánh cá. Họ có quyền tự vệ trực tiếp, tại chỗ khi có đối tượng xâm phạm tính mạng của cải của họ.

Còn đối với nhà nước, ngoài cảnh sát biển, hải quân, bộ đội biên phòng trên biển, phải nhanh chóng thành lập lực lượng kiểm ngư. Đây là lực lượng chuyên trách bảo vệ nguồn lợi biển, đồng thời không cho lực lượng khác xâm phạm nguồn lợi của nước ta. Ngoài ra, kiểm ngư còn bảo vệ an toàn cho ngư dân và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta.

Phạm Anh (thực hiện)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.