Tranh luận nóng vụ thanh niên đốt bằng du học

Hình ảnh đốt bằng du học Nhật được Hung đăng trên trang cá nhân mới đây
Hình ảnh đốt bằng du học Nhật được Hung đăng trên trang cá nhân mới đây
TPO - Việc facebooker có tên Dinh Thanh Hung đăng hình ảnh đốt hai tấm bằng du học Nhật, đã gây xôn xao công đồng mạng, kéo theo đó là những tranh cãi.

Facebooker có tên Dinh Thanh Hung chia sẻ: “Hôm nay tấm bằng JLPT-N1 đã về đến tay. Lần này thi được 177 điểm, chắc cũng có số có má tại Việt Nam. Quyết định đốt luôn. Đốt xong, nhớ ra hơn 1 năm trước thi kỳ thi cho du học sinh (EJU) bên Nhật cũng được thủ khoa khối du học sinh Việt Nam, tiện bật lửa, lôi ra đốt nốt...”, chủ nhân 2 tấm bằng chia sẻ trên facebook cá nhân.

Thông điệp của thanh niên có tên Hung sau khi đốt 2 tấm bằng du học Nhật là “Hãy học vì sự phát triển của bản thân, đừng vì một luật lệ nào đó mà giới hạn khả năng của mình”. 

Hình ảnh đốt bằng của Hung đã gây ra nhiều tranh cãi. Tiến sĩ Đỗ Văn Đăng- người đang làm nghiên cứu sinh bậc sau tiến sĩ tại đại học Phủ Osaka, cho rằng đây là hành động của người thích thể hiện chứ không hiểu gì về giá trị của bằng cấp.

"Giờ nhà tuyển dụng nhận 1.000 hồ sơ thì làm sao mà thử việc hết được, lúc đó phải có tiêu chí để loại trừ. Vậy bằng cấp là một yếu tố. Tuy nó không quyết định tất cả nhưng rất quan trọng- tiến sĩ Đăng nói

“Ý sau của thanh niên này đưa ra nguyên nhân của việc đốt bằng là đúng khi anh ấy làm chủ được con đường của mình. Nếu ai cũng làm được thế thì không có người đi làm thuê. Đấy cũng là một cách đi và cách suy nghĩ nhưng đừng áp đặt nó vào số đông”- tiến sĩ Đăng nhấn mạnh.

Theo anh Văn Quang, người có thâm niên 9 năm học tập và làm việc ở Nhật Bản, hành động đốt bằng là hành động khoe khoang. "Người biết trân trọng công sức mình bỏ ra thì không bao giờ đốt bỏ như vậy", anh Quang nói.

Là người đã thi N1, anh Quang từng phỏng vấn và trúng tuyển gần 10 công ty của Nhật. Theo anh, tấm bằng N1 không phải quá “khủng” nhưng nó rất cần thiết khi xin việc.

“Có hàng trăm hồ sơ, thậm chí cả nghìn hồ sơ nộp thì chứng chỉ, bằng cấp ở trường là cái đầu tiên để nhà tuyển dụng có chọn hồ sơ của anh hay không trước khi vào các vòng sau. Không có bằng cấp, chứng chỉ ở Nhật mà đi xin việc, thì bị loại ngay từ "vòng gửi xe"”- anh Quang cho hay.

Cũng chính Quang đưa ra thực tế khi anh ứng tuyển vào một công ty sản xuất về ô tô của Nhật: “Mình cùng vào với 2 ứng cử viên, nhưng vừa có thêm chứng chỉ thể hiện năng lực tiếng Nhật, vừa có bảng thành tích tốt ở trường mà mình có công việc vị trí công việc tốt hơn nhiều hai ứng cử viên kia. Ở Nhật, lái xe nâng cũng cần có bằng cấp chứ đừng nói đến các công việc cần chất xám nhiều”.

Tranh luận nóng vụ thanh niên đốt bằng du học ảnh 1 Hình ảnh đốt bằng du học Nhật được Hung đăng trên trang cá nhân mới đây

Thay bằng đốt sao không chia sẻ

Tiến sĩ Đăng cũng cho rằng, đạt chứng chỉ N1 với số điểm 177 chẳng nói lên điều gì: “Đi làm còn nhiều yếu tố. Bản thân người Nhật xin việc còn khó huống hồ là người nước ngoài xin việc tại Nhật. Ở Nhật, chứng chỉ N1 là bình thường. Nếu thanh niên này nghĩ được cho bản thân và cho người khác thì đã không đốt bằng. Bạn ấy thấy giỏi sao không xin vào các tập đoàn lớn của Nhật và thế giới đi”.

“Thay vì đốt bằng sao lại không chia sẻ? Sao không chia sẻ kinh nghiệm làm sao để thi N1 được 177 điểm. Làm sao để học tốt, kinh nghiệm phỏng vấn để vào công ty của Nhật”- tiến sĩ Đăng cho.

Danh Thiệp đang làm ở tỉnh Ibaraki tại Nhật Bản cho biết, đang làm ở công ty chuyên đúc cột điện bê tông: “Em điều khiển máy tính đùn bê tông vào khuôn. Công việc như vậy mà em cũng phải có chứng chỉ N2 cùng với bằng đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin ở Việt Nam”.

Thiệp chia sẻ: “Đốt bằng là hành động bất cần. Không có gì trong tay cậu ấy chắc gì có cơ hội thể hiện. Nhiều người khuyên rằng bằng cấp không quan trọng bằng làm việc, nhưng không có bằng cấp thì có cơ hội không? Người ta đã đặt ra chuẩn chung mà không vượt qua được thì nói mồm mà xin việc được chăng”.

Tiến sĩ Đăng cũng chia sẻ: “N1 chỉ là chứng chỉ năng lực về ngoại ngữ. Nhưng nếu bỏ ra 3-4 năm để nỗ lực trên giảng đường hay phòng lab bên Nhật, chẳng ai dám đốt bỏ bằng. Không phải chỉ người Việt, mà ngay cả người Nhật cũng vẫn quan trọng bằng cấp thực sự”.

MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.