Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi

TPO - Để gia cố đảm bảo an toàn và phục vụ dự án khôi phục cầu Long Biên giai đoạn 1, chủ đầu tư và nhà thầu đã tiến hành rào chắn cấm một phần đường của cầu Long Biên hướng đi từ quận Long Biên sang trung tâm Hà Nội.
Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 1

Theo đó Sở Giao thông Hà Nội đã quyết định phương án phân luồng giao thông qua cầu Long Biên để thử nghiệm trải thảm carboncor asphalt - vật liệu bê tông nhựa nguội chế tạo theo công nghệ mới - mặt đường bộ theo hướng từ quận Long Biên sang Hà Nội.

Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 2

Ngoài thời gian rào chắn thi công, cơ quan chức năng tổ chức giao thông cho phương tiện lưu thông bình thường. Thời gian thi công từ 22h-4h sáng hôm sau tính từ 19/5 đến hết ngày 31/5.

Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 3

Cầu Long Biên do Pháp xây dựng từ 1898 đến 1902 là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với huyện Gia Lâm (nay là quận Long Biên).

Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 4

Cầu dài 2.290 m qua sông và 896 m đường dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m (kể cả móng), đường dẫn lên cầu được xây bằng đá.

Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 5

Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6 m và luồng đi bộ cao hơn mặt đường và có mặt cắt ngang là 0,4 m.

Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 6

Cây cầu này đang xuống cấp nghiêm trọng và liên tục được tu sửa để duy trì tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn.

Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 7

Gần đây nhất vào năm 2015, cầu Long Biên được đại tu quy mô lớn với kinh phí 300 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.

Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 8

Trong vài năm trở lại đây, cầu Long Biên xuống cấp nhanh chóng do cầu đã có đến 115 năm tuổi.

Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 9

Các kỹ sư miệt mài làm việc trong đêm tối để không ảnh hưởng đến việc lưu thông qua lại của các phương tiện vào ban ngày.

Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 10

Các kỹ sư của Viện Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Giao thông Vận tải đang tiến hành kiểm tra kỹ thuật trước khi tiến hành trải lại thảm mặt cầu bằng công nghệ mới.

Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 11

Hàng loạt xe ba gác được huy động chở các vật nặng để kiểm tra độ rung lắc cũng như kết cấu của mặt cầu.

Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 12

 Đèn báo phục vụ cho đường sắt vẫn sáng hàng đêm trên cây cầu này.

Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 13

Hàng bó dây điện chạy dọc thành cầu để phục vụ công tác khôi phục sự sống cho cây cầu bắc qua sông Hồng lâu đời nhất Hà Nội.

Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 14

Thời gian trong đêm muộn trôi nhanh khiến các kỹ sư luôn phải chạy đua cùng thời gian.

Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 15

Các phương tiện có thể được bố trí đi lại 2 chiều vào thời gian này do lưu lượng xe cộ hạn chế.

Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 16
Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 17

Việc cấm một phần đường của cầu Long Biên không ảnh hưởng đến tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn

Trắng đêm cùng kỹ sư sửa cầu Long Biên 115 năm tuổi ảnh 18

Cầu Long Biên đã 115 năm đi cùng sự phát triển của thủ đô, đã đi qua 2 cuộc kháng chiến cùng nhân dân Hà Nội. Xong hiện tại hàng ngày vẫn có hàng chục ngàn lượt xe máy, xe đạp đi lại qua cây cầu này.

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lập An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.