> Sẽ trục xuất người Trung Quốc nuôi cá trái phép
Tôm hùm bán tràn lan ở lề đường. Ảnh: P.V. |
Tôm hùm lề đường, mua bao nhiêu cũng có
Dọc theo các tuyến đường Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ, Trần Xuân Soạn (Q.7), Võ Thị Sáu (Q.3), khu vực Lăng Cha Cả, khu công nghiệp Tân Bình, Cộng Hòa, Cách Mạng Tháng Tám (Q Tân Bình), Quốc lộ 13 (Q Thủ Đức)..., người đi đường dễ dàng bắt gặp những gánh tôm hùm bày bán với giá: 125 ngàn đồng/kg.
Ông Hải, bán tôm hùm ở lề đường Võ Thị Sáu (Q.3) cho biết, 125 ngàn đồng/kg là giá tôm hùm loại nhỏ 500-800gr, tôm hùm lớn từ 1,5 đến 2,5kg, giá 350 ngàn đồng/kg.
Ông Hải nói: Nếu mua với số lượng lớn sẽ bớt cho mỗi kg 20-30 ngàn đồng tùy loại. “Tôm hùm này tôi thu mua ở Nha Trang. Mỗi ngày bán không dưới 10kg. Tôi bán ở đây cả tháng trời rồi”, ông Hải cho biết.
Trên đường Nguyễn Văn Linh (Q.7) cũng có khá nhiều điểm bán tôm hùm giá bèo. Chị Thi, bán tôm tại đây cho biết, sẵn sàng cung cấp tôm hùm với số lượng lớn.
Theo quan sát của chúng tôi, chỉ trong 1 tiếng đồng hồ, có khá nhiều người dừng xe lại mua tôm. Có người mua 2-3kg. Giá tôm hùm loại nhỏ, ở đây cũng 100-150 ngàn đồng/kg, loại lớn 300-500 ngàn đồng/kg. Cứ khoảng nửa tiếng đồng hồ, có một người đi xe máy chở đến bao đá để ướp tôm.
Một điều khá lạ là mặc dù tôm chết đã lâu và được vận chuyển từ miền Trung vào TPHCM, bày bán cả ngày ngay giữa đường sá bụi bặm ô nhiễm, nhưng tôm không hề có mùi tanh, hôi. Thậm chí nhiều con bị gãy râu, càng, có con bị nứt toác một mảng lớn dưới bụng nhưng cũng không có mùi.
Anh Luân, một người buôn tôm hùm ở Q.6 cho biết, không thể có loại nào có giá rẻ như tôm hùm ở lề đường.
Theo anh Lê Công Đ., chủ một nhà hàng ở Q.3, nhiều khả năng tôm hùm bán ở lề đường đã được ướp chất bảo quản để chống hôi thối, phân hủy: “Trong nhà hàng, tôm hùm tươi sống có giá 1,7-3 triệu đồng/kg. Tôm hùm giá bèo như vậy không đảm bảo được chất lượng”.
Một lái buôn tiết lộ, tôm hùm ở TPHCM chủ yếu có nguồn gốc từ các tỉnh Nam Trung bộ như Phú Yên, Khánh Hòa... Theo tìm hiểu của Tiền Phong, tôm hùm được xuất tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc, nhưng do phía thương lái giảm thu mua nên giá rớt từ 2,5 triệu đồng/kg còn khoảng 1 triệu đồng/kg.
Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Bà Lê Thị Chi, ở khu Nam Long (Q.7) cho biết, bà mua một con tôm hùm nặng gần 1kg với giá 110 ngàn đồng. Tôm hùm bà Chi mua có lớp vỏ không cứng như tôm hùm tươi. Tôm bị gãy, vỡ nhiều bộ phận trên cơ thể, lộ ra phần thịt bên trong chuyển màu đen. Sau khi chế biến, tôm hùm ăn khá bở, thịt nhạt thếch, không có mùi vị đặc trưng, thua cả tôm sú loại thường.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong hôm 30-7, ông Trần Đình Vĩnh- Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TPHCM cho biết, trước tình trạng tôm hùm chết bán tràn lan ở các tuyến đường TPHCM, chi cục đã lấy mẫu xét nghiệm.
“Hầu hết tôm này có xuất xứ từ miền Trung, được thương lái đưa vào TPHCM tiêu thụ và đã chết. Qua xét nghiệm cho thấy, tôm này bị chết do sốc nước”- ông Vĩnh nói. Tuy nhiên, theo ông Vĩnh, tôm hùm giá chỉ 350-400 nghìn đồng/kg là tôm đã chết lâu ngày ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong khi đó, theo bác sĩ Trần Văn Ký- Phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam, Hội khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN, tôm hùm rất bổ dưỡng nhưng nếu chúng đã chết sẽ chứa nhiều vi khuẩn, độc tố, do đó không nên ăn.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp- Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho biết, hầu hết thủy sản chết và để lâu ngày đều sinh ra vi khuẩn có hại. Vì vậy dù có chế biến kỹ thì nguy cơ ngộ độc vẫn cao.
Theo bác sĩ Diệp, trong phổi của một số tôm hùm nước ngọt thường có giun, thịt của chúng chứa nhiều kim loại độc hại do chúng sống ở khu vực nước ô nhiễm. Vì vậy, người tiêu dùng cần thẩn trọng.
Để chọn tôm chất lượng, bác sĩ Diệp khuyên nên mua tôm còn vỏ, còn tươi và vỏ tôm phải cứng. Ngoài ra, đầu tôm hay vỏ tôm không bị mất màu, vì đổi màu là dấu hiệu cho biết thịt bắt đầu hư thối…
Tôm hùm rớt giá do thương lái Trung Quốc ngừng thu mua Theo ông Lê Tấn Bản, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa, hiện nay giá tôm hùm tại Khánh Hòa đã xuống rất thấp. Toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng 20.000 lồng nuôi tôm hùm, sản lượng 1.000 tấn/năm, nhưng chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào thu mua tôm hùm để xuất khẩu. Tôm hùm chủ yếu được thương lái Trung Quốc thu mua và xuất tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Khi thương lái Trung Quốc ngưng thu mua, đầu ra cho |