Bác sĩ IVF Phương Châu tư vấn cho khách hàng |
Để tối ưu hóa khả năng có thai tự nhiên, các cặp vợ chồng cần lưu ý:
1. Tuổi có thai tốt nhất của phụ nữ là dưới 30 tuổi. Sau 30 tuổi, khả năng có thai giảm dần.
2. Cửa sổ thụ thai là khoảng thời gian hai vợ chồng giao hợp để dễ có thai nhất, kéo dài khoảng 6 ngày, từ ngày 5 trước phóng noãn cho đến ngày phóng noãn. Thời điểm giao hợp dễ có thai nhất là khoảng 1-2 ngày trước phóng noãn.
3. Tần suất giao hợp để dễ có chất lượng tinh trùng tốt nhất và khả năng có thai cao nhất là giao hợp mỗi ngày hoặc cách ngày.
4. Các dự đoán ngày rụng trứng tốt nhất là dựa vào sự thay đổi của chất nhầy cổ tử cung. Phóng noãn thường xảy ra khoảng 2 ngày sau khi chất nhầy cổ tử cung nhiều, trong dai nhất. Nếu chu kỳ kinh đều, có thể tính theo ngày kinh.
5. Các tư thế giao hợp hay thời gian nằm nghỉ sau giao hợp không ảnh hưởng đến khả năng có thai.
Nếu giao hợp thường xuyên, mỗi tuần ít nhất 2-3 lần, đúng cách, sau 12 tháng, mà vẫn chưa có thai thì đã được gọi là hiếm muộn, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa và điều trị; nếu tuổi vợ trên 35, bạn nên đến khám sớm hơn từ sau 6 tháng không thụ thai thành công và nên khám ngay nếu vợ trên 40 tuổi, trước đó có chu kỳ kinh không đều, có phẫu thuật trên buồng trứng hoặc người chồng có tiền căn mắc các bệnh lý nam khoa.
Theo thống kê, nguyên nhân hiếm muộn 30% đến từ người chồng, 30% từ người vợ, 20% từ cả hai vợ chồng và 20% không rõ nguyên nhân. Vì thế, để có một chẩn đoán xác định và toàn diện để quyết định điều trị về hiếm muộn thì nên thăm khám cả hai vợ chồng.
Cả hai vợ chồng nên đến khám ở các trung tâm có điều trị cả hiếm muộn nam và nữ, có các chuyên khoa kết hợp đặc biệt và nội tiết và nam khoa để được đánh giá và điều trị toàn diện theo khuyến cáo của RTAC - Ủy ban Chứng nhận chất lượng về Kỹ thuật sinh sản thuộc Hiệp hội Sinh sản Úc (Fertility Society of Australia – FSA).
Quá trình điều trị thường trải qua nhiều giai đoạn với sự tham gia của nhiều nhân sự và kéo dài trung bình từ 2 đến 4 tuần. Việc điều trị hiếm muộn sẽ được thực hiện cá thể hóa theo tình trạng riêng biệt của từng cặp vợ chồng và với mục tiêu chung là sinh 01 bé khỏe mạnh.
Để đạt tỷ lệ thành công tối ưu trong một chu kỳ điều trị, cần có:
- Sự chuẩn bị của cả hai vợ chồng trước điều trị: cân nặng, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, giảm tiếp xúc hóa chất và chất kích thích, được tư vấn rõ ràng về quy trình điều trị, chi phí và các nguy cơ biến chứng...
- Phác đồ điều trị cá thể hóa: kích thích buồng trứng, chuẩn bị niêm mạc phù hợp tình trạng người vợ, chiến lược chuyển đơn phôi để đạt tỷ lệ cao và hạn chế các biến chứng như quá kích buồng trứng, đa thai.
- Lab nuôi cấy tốt: nhân sự được đào tạo, chuẩn hóa; hệ thống trang thiết bị đầy đủ, hiện tại để có được tỷ lệ hình thành phôi cao, phôi được phát triển trong điều kiện tốt nhất. Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến như nuôi cấy phôi ngày 5, hệ thống ghi hình phôi liên tục timelapse, kỹ thuật xét nghiệm di truyền tiền làm tổ,...để chọn lọc được những phôi tốt nhất làm tăng cơ hội có thai ở mỗi lần chuyển phôi và giảm nguy cơ thai lưu, sẩy, bất thường.
- Chăm sóc thai kỳ: sau khi có thai, thai kỳ được theo dõi sát, kịp thời phát hiện các bất thường để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Hệ thống quản trị chất lượng tại trung tâm hỗ trợ sinh sản sẽ giúp kiểm soát toàn diện các yếu tố ảnh hưởng, giúp làm tăng tỷ lệ thành công; kiểm soát và giảm các biến cố bất lợi (quá kích buồng trứng, đa thai, nhầm lẫn phôi và giao tử); liên tục đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ cho nhân viên y tế; luôn lắng nghe và xử trí thỏa đáng mọi phản hồi của người bệnh.
IVF Phương Châu rất vinh dự là trung tâm đầu tiên tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt cả 2 chứng nhận chất lượng là JCI trong quản lý bệnh viện nói chung và chứng nhận RTAC trong lĩnh vực hỗ trợ nói riêng.
Chứng nhận RTAC được chính thức công bố năm 1986 bao gồm những quy chuẩn chung trong quản trị, xác nhận thực hành đúng chuẩn quốc tế và thúc đẩy nâng cao chất lượng dành cho các Đơn vị Hỗ trợ sinh sản. Hiện nay, trong lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm, bộ tiêu chuẩn RTAC được công nhận là bộ tiêu chuẩn uy tín hàng đầu lĩnh vực hỗ trợ sinh sản trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bộ tiêu chuẩn là căn cứ đo lường chất lượng, đánh giá toàn diện hoạt động của một đơn vị hỗ trợ sinh sản bao gồm đội ngũ nhân sự, cơ sở vật chất và hạ tầng, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, quản lý nguy cơ nhiễm khuẩn, xử lý sự cố, chính sách quản lý chất lượng…