Tội lỗi chung cư mini

0:00 / 0:00
0:00
TP - Chung cư mini là một từ khóa đang bị kỳ thị. Đến mức, chính quyền một quận tại Hà Nội yêu cầu chuyển xe máy, xe đạp điện ra khỏi tầng 1 của chung cư mini. Có một xu hướng là: Không quản được thì cấm.

Vậy “chung cư mini” có lỗi gì? Với nhiều người, việc chuyển từ căn nhà trọ cấp bốn, nhếch nhác lên được căn chung cư mini giá hợp lý, khác nào lên đời. Sau đó, nếu cuộc sống khá giả, người ta sẽ tịnh tiến dần lên những nơi cư trú tốt hơn. So với nhiều năm trước, đô thị Việt Nam ngày càng hiện đại, văn minh nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, sự nhếch nhác “nhà ống”, những đô thị nửa vời với mật độ dày đặc chung cư mini… đang gây hệ lụy. Cháy chỉ là một trong những biểu hiện đó. Nó cũng phản ánh phần nào sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng và cấp chính quyền cơ sở. Không người dân nào xây nhà mà có thể qua mặt được chính quyền, nhưng vì sao vẫn “lọt lưới” nhiều công trình vi phạm? “Bị cáo rất ân hận” là câu nói quen thuộc của nhiều quan chức từng đóng vai trò giám sát, quản lý và rồi nhúng chàm, mỗi khi đối diện với quan tòa.

Chung cư mini thường “mọc” lên từ những mảnh đất xen kẹt. Nhiều chủ đầu tư vì tiết giảm chi phí nên trang bị hời hợt, nhất là hệ thống phòng cháy chữa cháy (chỉ đến khi diễn ra một vụ cháy thảm khốc nào đó). Chung cư mini cũng chia làm nhiều loại và không phải loại nào cũng nhếch nhác, tạm bợ, nép ngõ hẻm. Nhiều tòa chung cư mini được xây dựng bài bản, đúng giấy phép, vị trí đẹp, giá cao không kém chung cư thương mại, thậm chí cao cấp. Đại gia đình một cựu đại biểu Quốc hội nổi tiếng cũng đang sinh sống trong một chung cư mini như thế. Không riêng Việt Nam, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc)… cũng tồn tại chung cư mini. Các vụ cháy lớn và thảm khốc, không riêng gì ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) gần đây, mà xa hơn có nhà ống (chết cả gia đình và cháy lan hàng xóm ở TP HCM), tòa chung cư lớn (Carina Plaza, cháy từ hầm khiến 13 người chết; Trung tâm Thương mại ICT cháy làm 60 người thiệt mạng); ở Anh cũng từng cháy cả tòa chung cư cũ… Nhìn rộng ra, ngay tại Thủ đô, nhiều chung cư cũ tồn tại từ thế kỷ trước với dây điện nhằng nhịt, nhiều nơi phổ biến “chuồng cọp”, nguy cơ cháy còn cao hơn chung cư mini. Rồi những căn nhà dành cho “người giàu khốn khổ” ở phố cổ thì sao?

Mọi loại hình nhà ở tồn tại đều có lý do: Lịch sử để lại; quy hoạch bất cập hay quản lý yếu kém? Những điều này khởi phát từ con người kiến tạo ra chính sách và giám sát. Không thể vì cháy chung cư mini mà ban hành những chính sách cực đoan liên quan đẩy người dân vào cảnh khốn khó.

Ở Thủ đô từng có một vị lãnh đạo đang ở tù, hồi tại vị, ông này đã phát biểu đại ý: Vỉa hè và nhiều quán bia có công an đứng sau. Sự nhếch nhác của đô thị hay chung cư mini, đến nay, ai đứng sau?

MỚI - NÓNG
Để trẻ em có môi trường phát triển an toàn, lành mạnh
Để trẻ em có môi trường phát triển an toàn, lành mạnh
TP - Hôm nay (28/9), 306 “nghị sĩ nhí” bước vào phiên khai mạc phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024. Để trẻ em có môi trường phát triển lành mạnh, an toàn hơn, các “nghị sĩ nhí” hiến kế, kiến nghị giải pháp góp phần chung tay giải quyết những vấn đề nóng về vấn nạn bạo lực học đường, thuốc lá và chất kích thích.
Nỗi đau người ở lại
Nỗi đau người ở lại
TP - Sau những thảm họa về lũ quét, sạt lở đất do bão Yagi gây ra vừa qua, tại các tỉnh miền núi phía Bắc, hơn 100 em nhỏ rơi vào hoàn cảnh mồ côi, cơ nhỡ. Không còn người thân, không nơi ở, không tài sản, tương lai của các em ra sao?