Toạ đàm trực tuyến: “Học nghề gì để có tương lai và thu nhập tốt”

Toàn cảnh toạ đàm trực tuyến “Học nghề gì để có tương lai và thu nhập tốt”.
Toàn cảnh toạ đàm trực tuyến “Học nghề gì để có tương lai và thu nhập tốt”.
TPO - Để các bậc phụ huynh và học sinh có thêm thông tin về học nghề hiện nay, như công tác tuyển sinh, quá trình đào tạo, chi phí đào tạo; cơ hội việc làm, thu nhập khi ra trường… Báo Tiền Phong phối hợp cùng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức tạo đàm trực tuyến với chủ đề: “Học nghề gì để có tương lai và thu nhập tốt”.
học nghề

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

21/08/2018 14:15

Mở đầu buổi tọa đàm, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong Phùng Công Sưởng cho rằng khi nhiều phụ huynh vẫn còn tâm lí tất cả phải vào được Đại học thì việc tổ chức buổi tọa đàm, với thông tin đa chiều sẽ góp phần chia sẻ về thông tin tuyển sinh, sẽ phần nào thay đổi được nhận thức về giá trị cuộc sống, về cách chọn nghề, tạo dựng một giá trị cuộc sống tích cực hơn.

'Với sự tham gia của các đồng chí đến từ cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị đang tham gia đào tạo nghề, cũng như chuyên gia thị trường lao động, chúng tôi muốn qua buổi tọa đàm hôm nay, có thể ít nhiều thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề, đồng thời tạo ra chuyển biến tích cực hơn trong việc đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao, chứ không chỉ là những tấm bằng đôi khi chưa phải thực chất. Bên cạnh đó, qua đây, chúng tôi cũng muốn ghi nhận nhiều ý kiến phản hồi từ học sinh nhất là trong thời điểm nhiều bạn đã kết thúc chương trình học văn hóa, bắt đầu định hướng tương lai. Hơn thế, chúng tôi cũng muốn tìm cách để khớp nối giữa các trường dạy nghề, với các đơn vị có nhu cầu lao động', Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong nhấn mạnh.

21/08/2018 14:17

Buổi tọa đàm có sự tham gia của ông Đỗ Văn Giang - Phó Vụ trưởng Vụ đào tạo Chính quy (Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH); Ths Trịnh Cao Khải, Hiệu trưởng Cao đẳng Du lịch Hà Nội; Ths Vũ Quang Khuê, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh; TS Nguyễn Thị Lan Hương - chuyên gia thị trường lao động (nguyên Viện trưởng Viện Khoa học LĐ-XH, Bộ LĐ-TB&XH).

21/08/2018 14:39

Nhà báo Đình Thắng, Trưởng ban Kinh tế báo Tiền Phong đặt câu hỏi với ông Trịnh Cao Khải, Hiệu trưởng Cao đẳng Du lịch Hà Nội: Là trường chuyển từ quản lý của ngành giáo dục sang ngành lao động, ông ghi nhận những khó khăn và thuận lợi gì trong tuyển sinh và đào tạo hiện nay?

Ông Trịnh Cao Khải: Về quan điểm trường tôi, từ 2013-2017 việc chuyển về hay không chuyển từ quản lý của ngành giáo dục sang ngành lao động thì chưa thấy tác động gì. Tuy nhiên, số lượng hồ sơ đăng ký vào trường đang có xu hướng giảm. Hàng năm có khoảng 6500 hồ sơ vào trường trong khi chỉ tiêu 2300. Đến năm nay đã có sự thay đổi. Số lượng đăng ký hồ sơ ở đợt xét tuyển NV1 là 3.500 hồ sơ, NV2 thì hy vọng có 1.800 hồ sơ.

Về bối cảnh xã hội thì việc trường chuyển về Bộ LĐ&TBXH quản lý thì không có cú sốc nào.
Ngoài ra, cách thức đào tạo trước đây và cách thức tiếp cận như hiện nay cũng không khác nhau. Trường đã xây dựng tiêu chuẩn nghề đưa vào mục tiêu đào tạo, trong đó mục tiêu đào tạo gắn với doanh nghiệp.

Tôi cho rằng, trong năm nay nhận thức của xã hội có thay đổi. Nếu người nào cố gắng đi học trong khi điểm xét vào ĐH không cao, nếu không xác định rõ thì sẽ phí 4 năm đào tạo trong khi ít nhất sau 2 năm mới biết cái thu nhận kiến thức có đáng giá hay không.

21/08/2018 14:43

Toạ đàm trực tuyến: “Học nghề gì để có tương lai và thu nhập tốt” ảnh 1 Ông Trịnh Cao Khải, Hiệu trưởng Cao đẳng Du lịch Hà Nội: Trường đã xây dựng tiêu chuẩn nghề đưa vào mục tiêu đào tạo, trong đó mục tiêu đào tạo gắn với doanh nghiệp.

21/08/2018 14:46

??? Câu hỏi với ông Đỗ Văn Giang - Phó Vụ trưởng Vụ đào tạo chính quy Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, ông có thể khái quát những điểm thay đổi chính của đào tạo nghề hiện nay so với trước đây, đặc biệt liên quan tới công tác tuyển sinh, chương trình học, thời gian học, yêu cầu đạt được khi ra trường?

Ông Đỗ Văn Giang: Những điểm thay đổi chính của đào tạo nghề hiện nay so với trước đây thì đầu tiên là có thể thấy sự thay đổi các văn bản pháp luật. Hệ thống văn bản đã ra kịp thời từ TW đến Bộ để các trường đào tạo nghề có thể vận hành tốt.

Toạ đàm trực tuyến: “Học nghề gì để có tương lai và thu nhập tốt” ảnh 2 Ông Đỗ Văn Giang
Từ năm 2015 đến nay đã có 5 nghị định; 7 quyết định của chính phủ và 4 thông tư liên tịch. Ngoài ra, đến thời điểm này có 32 thông tư về giáo dục nghề nghiệp để vận hành công tác đào tạo nghề. 

Từ ngày 1/1/2017, Chính phủ đã đã giao cho Bộ LĐ&TBXH quản lý các trườn nghề và hiện nay 63 tỉnh thành phố đã hoàn thành việc bàn giao các trường TC, CĐ từ các sở về Sở LĐ. Bộ đã chỉ đạo sát sao các địa phương đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, tăng cường tính tự chủ, gắn kết với doanh nghiệp, xây dựng chuẩn để đảm bảo mục tiêu. Đặc biệt, giảm thủ tục hành chính trong giáo dục đào tạo.

Ở ý thứ 2, công tác tuyển sinh trường nghề từ trước đên nay đã mở. Các văn bản từ khi có giáo dục nghề nghiệp cũng đều mở, các trường lại được tự chủ tuyển sinh, nhất là được quanh năm. Đối tượng thì là học sinh giáo dục phổ thông và các đối tượng khác.

Đặc biệt, chương trình đào tạo nghề có đảm bảo tính liên thông trong hệ thống điều này đảm bảo sự tích lũy kiến thức và công nhận ở môi trường khác đã làm cho các em say mê trong học tập hơn cũng như dừng học ở thời điểm phù hợp.

Hiện nay, thời gian học là 1-2 năm ở trung cấp, và 2-3 năm ở hệ cao đằng.

21/08/2018 14:58

Phải nhìn nhận một thực tế, quan điểm xã hội của nước ta vẫn trọng bằng cấp

??? với TS Nguyễn Thị Lan Hương, theo bà, thị trường lao động hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, người học nghề cần đáp ứng được các yêu cầu gì để có được việc làm khi ra trường với thu nhập tốt?

TS Nguyễn Thị Lan Hương: Đầu tiên, tôi muốn nhấn mạnh, hệ thống dạy nghề của chúng ta rất bé nhỏ. Hiện nay, nước ta có 22% lao động qua đào tại, trong đó 9% là đào tạo đại học, chỉ còn hơn 11% đào tạo nghề.

Toạ đàm trực tuyến: “Học nghề gì để có tương lai và thu nhập tốt” ảnh 3 TS Nguyễn Thị Lan Hương: Phải nhìn nhận một thực tế, quan điểm xã hội của nước ta vẫn trọng bằng cấp"
Tuy nhiên, trong số hơn 11% đó lại đa phần chỉ qua đào tạo sơ cấp hoặc ngắn hạn. Chưa kể, khoảng 80% lao động hiện nay của nước ta không có bằng cấp hay chứng chỉ dạy nghề, hoặc do doanh nghiệp đào tạo. Trong khi, theo lộ trình phát triển Việt Nam thành đất nước công nghiệp như hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo phải chiếm từ 50-70%.

Doanh nghiệp trong nước hiện nay không đánh giá cao lao động được đào tạo, thay vào đó ưu tiên tuyển lao động chưa qua đào tạo. Nhà nước đã ra Nghị định mới cho phép nhà trường tự chủ, nhưng vẫn còn tồn tại cần khắc phục. Nhà nước rất hào phóng về chính sách, tuy nhiên việc áp dụng vào thực tế lại không dễ dàng.

Phải nhìn nhận một thực tế, quan điểm xã hội của nước ta vẫn trọng bằng cấp. Khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học không nhiều, nhưng người ta vẫn thích học đại học hơn. Nói tóm lại, hiện nay, thị trường lao động rất cần nhân lực qua đào tạo trung cấp trở lên, cần phân luồng đào tạo rõ ràng và có “bàn tay” quản lý của nhà nước.

21/08/2018 15:10

Nhiều trường nghề đã kí kết đặt hàng theo nhu cầu của doanh nghiệp

??? ông Đỗ Văn Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy Bộ LĐ-TB&XH: Khuyến khích và đẩy mạnh liên kết nhà trường với doanh nghiệp, điều này mang lại lợi ích gì cho nhà trường và người học?

Ông Đỗ Văn Giang:  Qua sự chia sẻ từ lãnh đạo các trường, đại diện cho 2 thái cực giáo dục sang dạy nghề thì khó khăn, chúng tôi thấy màu sắc khuyến khích và có sự gắn kết doanh nghiệp rất tốt. Được biết, trên địa bàn Bắc Ninh, nhiều trường nghề đã tuyển thừa so với chỉ tiêu tuyển sinh.

Vậy vấn đề Bộ LĐTB&XH khuyến khích đẩy mạnh gắn kết với doanh nghiệp như thế nào? Hãy đẩy mạnh việc gắn kết với doanh nghiệp và “thả” việc sính bằng cấp đi.

Điều này được Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH lưu ý cả khi chưa có Luật giáo dục nghề nghiệp nhưng khi có luật ra đời thì điều này được đặt lên hàng đầu để nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Chúng tôi cũng nhận diện vấn đề là đưa mạnh, đưa sâu vấn đề của doanh nghiệp vào chương trình đào tạo.

Hiện nay, nhiều trường nghề đã kí kết đặt hàng theo nhu cầu của doanh nghiệp. Đây chính là áp dụng mô hình đào tạo kép của Đức.

21/08/2018 15:12

??? ông Đỗ Văn Giang: Phó Vụ trưởng Vụ đào tạo chính quy Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp: Liệu phụ huynh và các em học sinh có thể vào đâu để tìm hiểu về các ngành hoặc các trường nghề?

Ông Đỗ Văn GiangCác em có thể vào chuyên trang: tuyensinh.gdnn.gov.vn. Ở đây có đầy đủ cả 100 trường nghề để thí sinh có thể tìm hiểu. Đặc biệt, thí sinh có thể lên app tìm chuyên trang tuyển sinh có tên: “Chọn nghề-Chọn trường”

21/08/2018 15:17

Giáo dục nghề nghiệp: Đầu vào, đầu ra đều quan trọng

??? với ông Vũ Quang Khuê, Phó Hiệu trưởng Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh: Ông có thể khái quát về tình hình tuyển sinh hiện nay của trường? Theo ông trong khối ngành kỹ thuật những ngành nghề nào đang hot với cơ hội việc làm và thu nhập tốt khi ra trường? Cơ hội nâng cao bằng cấp sau này? Chi phí và thời gian học tập ra sao?

Ông Vũ Quang Khuê: Đối với giáo dục nghề nghiệp, hai yếu tố quan trọng nhất là “đầu vào” và “đầu ra”. Với trường chúng tôi, hôm 16/8, chúng tôi đã hoàn thành công tác tuyển sinh với 800 học sinh – sinh viên hệ đào tạo chính quy, vượt chỉ tiêu do Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp đặt ra.

Toạ đàm trực tuyến: “Học nghề gì để có tương lai và thu nhập tốt” ảnh 4 Ông Vũ Quang Khuê, Phó Hiệu trưởng Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh

Ở trường chúng tôi, Điện tử Công nghiệp, Cơ điện tử, Cắt gọt kim loại… khối ngành “hot”, ra trường có thể xin việc ngay. Những học sinh – sinh viên ra trường sẽ trở thành kỹ thuật viên của công ty, nhà máy, lương cơ bản 5-7 triệu.

Hiện nay, thời gian đào tạo ở trường đã được rút ngắn. Ví dụ như Kỹ thuật chế biến món ăn trung cấp là 16 tháng, cao đẳng rơi vào 26 tháng; hay Công nghệ thông tin tầm 26-30 tháng.

Chúng tôi cũng ưu tiên cho các học sinh – sinh viên tốt nghiệp vào đúng kỳ tuyển dụng của doanh nghiệp. Hiện nay, lực lượng lao động mà trường đào tạo ra đáp ứng phần rất nhỏ trong quy mô nhu cầu lao động của tỉnh.

Đa phần học sinh – sinh viên ra trường đều có việc làm luôn. Như năm 2018, nhiều học viên được tuyển dụng từ tháng 2, dù đến tháng 8 mới kết thúc khóa học.

Bên cạnh đó, trường chúng tôi cũng thành lập phòng quan hệ doanh nghiệp, từ đó kết nối với doanh nghiệp qua phần mềm lần vết học sinh - sinh viên sau khi ra trường.

Theo thông kê của phòng này, đa số người lao động khi được doanh nghiệp tuyển dụng không phải đào tạo bổ sung hay đào tạo lại.

Trường cũng xác định rõ quy trình học tập, năm thứ nhất phải làm gì, năm hai phải làm gì, để khi các em ra trường không bị bỡ ngỡ, nhanh bắt nhịp với công việc.

21/08/2018 15:23

Nhận thức xã hội thay đổi rồi

??? Ths. Trịnh Cao Khải - Hiệu trưởng trường Cao đẳng du lịch Hà Nội: Học nghề chỉ là phương án phụ? năng lực hạn chế? Hiện nay, quan điểm có thay đổi không? Liệu hiện nay có nhiều trường hợp học sinh học nghề đã tham gia trị trường Asean hay thế giới chưa?

Ths. Trịnh Cao Khải: Tôi nghĩ, trên bình diện chung, cách hành xử của doanh nghiệp trả lời cho xã hội. Tôi nghĩ không chỉ khối giáo dục nghề nghiệp thay đổi đâu mà cả khối đại học cũng cần thay đổi. Khối giáo dục nghề nghiệp khả năng tác nghiệp sẽ tốt hơn vì được thực hành trong trường nhiều hơn còn các trường đại học thực hành ít, hơn khả năng triển khai tác nghiệp khó hơn.

Toạ đàm trực tuyến: “Học nghề gì để có tương lai và thu nhập tốt” ảnh 5 Ths. Trịnh Cao Khải

Nhận thức xã hội có thay đổi rồi. Người học tự đánh giá lại khả năng chọn ngành nghề phù hợp với mình.

Nhiều người học nghề vẫn thành công, có lương cao. Vấn đề là ngành nghề ấy làm sao được đánh giá có ấn tượng không? Điều này phụ thuộc vào công tác định hướng nghề nghiệp.

Các trường hợp đi làm nhiều nước ở trên thế giới hiện nay chưa sang trực tiếp mà là hình thức doanh nghiệp bên kia kí kết với doanh nghiệp ở Việt Nam chứ từ nhà trường thì chưa.

Hiện nay, chúng tôi mới đang bước đầu làm việc với chương trình Úc để đưa thị trường lao động ngành du lịch vào làm ở thị trường du lịch ở Úc.

21/08/2018 15:32

??? Ths. Trịnh Cao Khải- Hiệu trưởng trường Cao đẳng du lịch Hà Nội Hỏi: Xin ông cho biết, công tác tuyển sinh của trường đã xong chưa?

Ths. Trịnh Cao Khải: Hiện nay công tác tuyển sinh của trường đã giai đoạn 1 đã hoàn thành. Ở Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội, công tác tuyển sinh chia ra 2 giai đoạn, giống như trước đây ở Bộ GD&ĐT. Ở xét tuyển nguyện vọng 1, trường xét 2 tiêu chí điểm thi THPT và dựa vào kết quả từ học bạ.

NV1 chúng tôi nhận hồ sơ xét tuyển từ 15/7 và đến hết giai đoạn 1 gần được gần 3.500 hồ sơ và sau đó đã gọi tất cả hồ sơ theo đúng nhu cầu và đến ngày 17 và 18/7 đã có hơn 2.000 thí sinh đến nhập học, đạt 74,3%.

Năm ngoái số lượng ít hơn 67,7% và số lượng năm nay tăng lên. Như vậy, số lượng hồ sơ nhập học sau đợt 1 đã gần đủ so với chỉ tiêu. Ở đợt 2 xét tuyển bổ sung cho đủ những ngành chưa đủ sau đợt 1. Lao động ngành du lịch hiện nay rất phát triển.

Ngay ở trường tôi chỉ đáp ứng địa bàn Hà Nội không đủ, đến kì thứ 2, tất cả sinh viên đã đi làm part- time mà đúng ngành đúng ngành, đúng nghề. Năm nay, để nâng cao chất lượng thì đã làm việc với khách sạn 4,5 sao đàm phán với họ để họ đánh giá về sinh viên của trường. Chúng tôi đã có biên bản ghhi nhớ với 18 khác sạn 5* trên địa bàn Hà Nội để cùng đào tạo về ngành du lịch.

21/08/2018 15:34

??? Ths. Trịnh Cao Khải -Hiệu trưởng trường Cao đẳng du lịch Hà Nội: Xin ông cho biết những ngành hot trong trường Cao đẳng du lịch Hà Nội?

Ths. Trịnh Cao Khải: Trường chia ra nhiều nhóm ngành. Cụ thể: Nhóm thu nhập cao như: hướng dẫn viên du lịch Nhóm 2: tuổi thọ nghề cao như nghề chế biến món ăn, nghề phục vụ buồng,…

Có nhiều thị trường đang có nhu cầu nhiều như ngành quản trị khách sạn. Hiện nay, nhiều nhà hàng đều thiếu lao động nghề này nhưng đa số học ngành khách để đi làm việc ở đó.

Theo suy nghĩ cá nhân, tôi nhận thấy phần lớn doanh nghiệp sử dụng sinh viên của trường là lao động giá rẻ khi lương khởi điểm chỉ trả từ 2,5-3 triệu và sau đó làm việc chính thức thì lương chỉ 6-7 triệu.

21/08/2018 15:48

Công nghệ 4.0, xanh hóa đào tạo nghề rất quan trọng

??? Ông Vũ Quang Khuê, Phó Hiệu trưởng Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh: Việt Nam cũng đang bước vào cuộc chơi cách mạng công nghiệp 4.0, là trường khối ngành kỹ thuật, học sinh, sinh viên của trường khi ra trường sẽ là những người trực tiếp tham gia, hoặc bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng này, trường đã có những giải pháp gì trong chương trình đào tạo để người học khi ra trường có việc làm và thu nhập tốt?

Ông Vũ Quang Khuê: Trong giai đoạn Cách mạng 4.0, Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh ít nhiều có ảnh hưởng. Đây là cơ hội đối với một trường giáo dục nghề nghiệp. Từ năm 2015, chúng tôi đã có định hướng cụ thể cho học sinh - sinh viên. Đồng thời, chúng tôi cũng điều chỉnh chương trình và mô hình đào tạo.

Toạ đàm trực tuyến: “Học nghề gì để có tương lai và thu nhập tốt” ảnh 6  Ông Vũ Quang Khuê
Cụ thể, chúng tôi điều chỉnh thành chương trình mở, triển khai hoạt động phụ trợ như đào tạo kỹ năng mềm, bình đẳng giới, văn hóa nghề… Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tập trung đào tạo 2 ngoại ngữ Hàn Quốc và Nhật Bản – các các doanh nghiệp chiếm thị phần tuyển dụng lao động lớn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan cũng có nhu cầu lao động lớn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đổi mới đào tạo cứng, rút ngắn khoảng cách giữa trường và doanh nghiệp. Chúng tôi cũng áp dụng mô hình đào tạo kép, kết hợp doanh nghiệp và nhà trường.

Như vậy, trường sẽ giảm chi phí đầu tư vào công nghệ, bởi thực tế, trường không thể và không nên “chạy đua” công nghệ theo doanh nghiệp. Thay vào đó, doanh nghiệp luôn đầu tư công nghệ hiện đại nhất, còn chúng tôi sẽ đưa giáo viên, sinh viên đến tận doanh nghiệp để đào tạo.

Trường cũng định hướng học sinh – sinh viên biết cách tự chủ: tự chủ và tự khẳng định vị trí việc làm, tự tạo việc làm cho mình. Từ năm 2017 trở lại đây, chúng tôi may mắn được tiếp cận với dự án ODA. Ngoài áp dụng công nghệ 4.0, chúng tôi còn xanh hóa đào tạo nghề. Những định hướng như vậy sẽ thuận lợi cho nhà trường trường, doanh nghiệp và cả người học.

21/08/2018 15:50

??? Ths. Trịnh Cao Khải - Hiệu trưởng trường Cao đẳng du lịch Hà Nội: Ông có thể tư vấn gì với học sinh và phụ huynh những nành nghề nào mà sinh viên ra trường có việc làm và thu nhập tốt?

Ths. Trịnh Cao Khải: Hiện nay, có 2 xu hướng chọn trường: một là phụ huynh chọn trường cho con là những trường mình thích và thứ hai là người học tự lựa chọn.

Thực tế, nhiều bạn tôi trước khi đưa con nhập học đều hỏi tôi sao lại trường đó? Mở rộng ra, việc chọn các trường đều là như vậy.

Bố mẹ nào cũng đều kì vọng vào con cái nên cứ thấy nành hot là bảo con thi vào mà không hề biết có phù hợp với con không và con có đủ năng lực để học không?

Có một phần là, các em hiện nay được cung cấp ít thông tin về nghề nghiệp. Ví dụ, nhiều em nghĩ vào học ngành du lịch, khánh sạn là sướng mà không biết công việc trên thực tế khổ thế nào.

Vì thế, hàng năm, trong khóa học nào chúng tôi cũng có khoảng 26% thôi học. Trong đó có tư vấn về nghề nghiệp chưa chuẩn.

Thứ nhất, theo tôi, các bậc phụ huynh cần biết các con có ưu điểm, hạn chế gì để lựa chọ ngành nghề.

Thứ 2, đối với nhà trường ở phổ thông có hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Định hướng nghề nghiệp với học sinh là rất quan trọng. Với một số nước ở trình độ này họ có bài toán định hướng cho người học thì thuận lợi hơn trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

21/08/2018 15:56

???Ths. Trịnh Cao Khải - Hiệu trưởng trường Cao đẳng du lịch Hà Nội: Nhà trường cam kết với sinh viên sắp ra trường như thế nào?

Ths. Trịnh Cao Khải:  Về mặt tuyên bố cam kết thì không có chỉ có công bố cam kết. Slogan đều gắn với kĩ năng thực hành, giao tiếp và ngoại ngữ của học sinh và quá trình đào tạo đều hướng đến những mục tiêu này.

Toạ đàm trực tuyến: “Học nghề gì để có tương lai và thu nhập tốt” ảnh 7 Ths. Trịnh Cao Khải 

Chúng tôi đã xây dựng môi trường đa ngôn ngữ trong ngành nghề du lịch cũng như kĩ năng giao tiếp cho sinh viên.

21/08/2018 15:59

??? Ông Vũ Quang Khuê - Phó Hiệu trưởng Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh: Lâu nay, nhiều người cho rằng học nghề là phương án phụ, học chỉ để “trú chân”, ông có nhận xét gì về quan điểm này?

Ông Vũ Quang Khuê: Giai đoạn trước năm 2014, quan điểm học nghề là phương án phụ rất bổ biến. Nhiều học sinh – sinh viên chọn học nghề để tránh nghĩa vụ quân sự, lấp thời gian chuẩn bị cho ôn thi năm sau.

Toạ đàm trực tuyến: “Học nghề gì để có tương lai và thu nhập tốt” ảnh 8 Ông Vũ Quang Khuê 
Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, tỷ lệ học chỉ để “trú chân” chờ thi lại đại học hầu như không còn. Tỷ lệ bỏ học chỉ còn 5%, so với tỷ lệ hai con số trước đây. Ví dụ, trường chúng tôi năm nay, thủ khoa khối A là 24 điểm, ở chuyên ngành Cắt gọt kim loại.

Với điểm số này, học sinh hoàn toàn có thể chọn được trường ĐH tốt. Trước năm 2014, rất nhiều em vào trường có điểm không đủ điểm sàn đại học.

Nhưng bây giờ, những em vào trường có điểm vượt điểm sàn không hề ít. Thậm chí, nhiều người học đại học vẫn quay lại xin học nghề từ sơ cấp, bởi có bằng nghề dễ xin việc hơn.

21/08/2018 16:12

Nhiều người giấu bằng đại học, thạc sĩ để doanh nghiệp nhận

??? Ông Đỗ Văn Giang - Phó Vụ trưởng Vụ đào tạo chính quy Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp: Trong bối cảnh nhận thức của nhiều người vẫn chuộng bằng cấp, cửa vào đại học ngày càng mở, khiến nhiều trường khó tuyển sinh. Tổng cục giáo dục Nghề nghiệp đã có những chương trình, giải pháp gì để hỗ trợ các trường?

Ông Đỗ Văn Giang: Việt Nam sính bằng cấp nặng nhưng khẳng định rằng từ khi có Luật giáo dục Nghề nghiệp từ 2016 trở về đây xã hội đã thay đổi nhiều.

Toạ đàm trực tuyến: “Học nghề gì để có tương lai và thu nhập tốt” ảnh 9 Ông Đỗ Văn Giang
Thực tế, một số trường cao đẳng tỉ lệ có các em tốt nghiệp thạc sĩ, đại học, 26-27 điểm vẫn vào học nghề. Thay đổi ở đây không phải là điểm mà gắn đào tạo với học nghề.

Thậm chí, nhiều người giấu bằng đại học, thạc sĩ đi học chứng chỉ để doanh nghiệp nhận.

Tổng cục giáo dục nghề sẽ đẩy mạnh hơn nữa để thay dần quan niệm của xã hội.

21/08/2018 16:26

Nghề 9+ : Mô hình tiệm cận với đào tạo nghề quốc tế

??? Ông Đỗ Văn Giang - Phó Vụ trưởng Vụ đào tạo chính quy Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp: Được biết, Bộ LĐTB&XH đang nghiên cứu để học sinh tốt nghiệp THCS (tức là học hết lớp 9) đã có thể đi học cao đẳng nghề, ông có thể thông tin sơ bộ về đề xuất này và những thay đổi trong tương lai?

Ông Đỗ Văn Giang:  Trong luật dạy nghề trước kia và Luật giáo dục Nghề nghiệp hiện nay thì đều đã đào tạo đối tượng này rồi. Đối tượng này khi vào trường nghề thì bắt buộc học hơn 1.000 giờ văn hóa theo chương trình của Bộ GD&ĐT.

Dự kiến, xây dựng đề án đào tạo nghề 9+ dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Ðây được coi là mô hình tiệm cận với đào tạo nghề quốc tế.

Mô hình 9+ được hiểu là mô hình học sinh tốt nghiệp THCS là có thể học lên CĐ, hoặc ĐH. Hiện trên thế giới, học sinh học hết lớp 9 có hai hướng rẽ. Thứ nhất, tiếp tục học THPT sau đó lên ĐH và gia nhập thị trường lao động. Hướng thứ hai, học sinh gia nhập thị trường lao động sớm hơn. Đó là tốt nghiệp THCS, học sinh sẽ lựa chọn đi học nghề, nên chỉ 18- 20 tuổi là có thể đi làm.

9+ được hiểu theo Luật giáo dục nghề nghiệp và theo thông lệ quốc tế là hết lớp 9, học sinh có quyền lựa chọn, học nghề ngắn hạn trong thời gian 6 tháng đến 1 năm như chăm sóc sắc đẹp, nấu ăn, làm bánh và các em tham gia thị trường lao động ngay tại các trung tâm dạy nghề.

Chúng tôi đang nghiên cứu để trên cơ sở thực tế của các trường vùng sâu vùng xa để đào tạo mô hình này để cho áp dụng mô hình 9+ để đẩy nhanh mô hình theo đề án 522 và đề án phân luồng của chính phủ để thỏa mãn nhu cầu học nghề hoặc tiếp tục liên thông.
Mô hình này đã áp dụng nhiều nước Mỹ, Úc, Nhật,…

21/08/2018 16:35

Dạy nghề của ta vẫn gặp phải hai vấn đề lớn

??? TS. Nguyễn Thị Lan Hương – chuyên gia thị trường lao động: Bà có tư vấn gì với các trường nghề để thu hút được người học, và phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động?

TS. Nguyễn Thị Lan Hương: So với cả hệ thống dạy nghề nước ta dưới góc độ thị trường lao động toàn dân, nhu cầu của xã hội rộng lớn hơn rất nhiều. Chúng ta không thể nhìn vào thành tích của từng cá nhân, mà phải có cái nhìn tổng thể. Phải khẳng định, định hướng giáo dục nghề nghiệp không theo kịp tốc độ phát triển của xã hội.

Toạ đàm trực tuyến: “Học nghề gì để có tương lai và thu nhập tốt” ảnh 10 TS. Nguyễn Thị Lan Hương
Trình độ lao động theo thời gian phải đi lên, không phải chuyển từ đại học sang học nghề là tốt. Dạy nghề của ta vẫn gặp phải hai vấn đề lớn: Chất lượng và niềm tin.

Thực tế là chúng ta vẫn chưa đáp ứng được cho doanh nghiệp hai vấn đề này. Doanh nghiệp vẫn chỉ chọn nguồn lao động của một vài trường tốt nhất thôi, đa phần vẫn tự đào tạo.

Hệ thống dạy nghề nước ta còn rất bó, đa số cơ sở dạy nghề không thể chuyển biến nhanh theo nhu cầu xã hội. Xã hội tiến lên, nghề nào cũng cần đào tạo bài bản. Nhưng bằng cấp của chúng ta chưa thực chất, chưa có một tiêu chuẩn gì để công nhận được năng lực của người học nghề.

Làm sao để biết được trình độ của học sinh – sinh viên ra trường? Phải dựa trên các cơ chế “lần vết” nhưng phải theo tiêu chuẩn xã hội hóa. Một chương trình đào tạo nghề có phạm vi tác động lớn, không chỉ phục vụ cho một doanh nghiệp nào đó.

Thị trường phải nhìn rộng hơn, quản lý phải phân mảng. Theo dự báo cách mạng 4.0, người ta không cần bằng cấp, chỉ cần kỹ năng.

Chỉ cần 30% vào đại học, còn lại phân luồng. Nhưng phân luồng xong phải liên thông, phải đi theo từ thấp đến cao, không được bỏ những phân khúc thấp.

Gần 2 năm về dưới “một mái nhà” của Bộ LĐ-TB&XH, hệ thống các trường đào tạo nghề (cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề) đang có bước chuyển mạnh mẽ từ cách thức tuyển sinh, cách dạy và học, tới tạo việc làm sau ra trường.

Những năm trước đây, chỉ trường đào tạo nghề thuộc Bộ LĐ-TB&XH quản lý mới áp dụng các tiêu chuẩn về dạy thực hành nhiều hơn dạy lý thuyết, trong khi đa số trường nghề thuộc các bộ ngành khác quản lý chủ yếu đào tạo hàn lâm (lý thuyết, lý luận là chủ yếu). 

Từ 1/7/2017, tất cả các trường nghề đều thống nhất dưới sự quản lý chung về mặt nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH. Cũng từ đây, các trường đào tạo nghề bắt buộc phải thay đổi cách thức tuyển sinh, chương trình học. 

Theo đó, tất cả các trường nghề được tuyển sinh quanh năm, việc học lý thuyết và thực hành phải có thời lượng tương đương nhau, thậm chí học thực hành nhiều hơn lý thuyết.

Đặc biệt, các trường cũng được khuyến khích đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp để đổi mới chương trình đào tạo gắn với thị trường lao động, nhu cầu của doanh nghiệp. Cũng từ liên kết nhà trường – doanh nghiệp, nhiều học sinh, sinh viên học nghề đã có thu nhập ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường (kiến tập, thực tập tại doanh nghiệp được trả lương), khi ra trường có việc làm ngay với thu nhập cao và ổn định.

Tuy vậy, trong mắt nhiều bậc phụ huynh và học sinh, học nghề vẫn không phải là lựa chọn hàng đầu, thậm chí chỉ là nơi “trú chân” để thi lại đại học các năm sau đó. Bất chấp việc học đại học tốn kém, học xong không xin được việc đang rất phổ biến, với số liệu mỗi năm khoảng 200.000 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp.

Để các bậc phụ huynh và học sinh có thêm thông tin về học nghề hiện nay, như công tác tuyển sinh, quá trình đào tạo, chi phí đào tạo; cơ hội việc làm, thu nhập khi ra trường… Báo Tiền Phong phối hợp cùng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức tạo đàm trực tuyến với chủ đề: 

“Học nghề gì để có tương lai và thu nhập tốt”.

Buổi toạ đàm bắt đầu từ 14h ngày 21/8/2018 (Thứ 3).

Với sự tham dự của các khách mời:

1. Ông Đỗ Văn Giang - Phó Vụ trưởng Vụ đào tạo Chính quy (Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH).

2. Ths Trịnh Cao Khải, Hiệu trưởng Cao đẳng Du lịch Hà Nội.

3. Ths Vũ Quang Khuê, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh.

4. TS Nguyễn Thị Lan Hương - chuyên gia thị trường lao động (nguyên Viện trưởng Viện Khoa học LĐ-XH, Bộ LĐ-TB&XH).

Ngay từ lúc này, bạn đọc quan tâm tới các vấn đề đào tạo nghề có thể gửi câu hỏi tới các khách mời qua Email: lehuuvietbc@gmail.com.

Nội dung buổi toạ đàm được trực tiếp trên báo Tiền Phong điện tử (tại địa chỉ: https://www.tienphong.vn/)

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.