Toạ đàm bắt đầu từ 10h00 ngày 13/11/2020, với các khách mời gồm:
- Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Ông Đinh Duy Hùng, Phó Trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ - Thẻ, BHXH Việt Nam.
- Ông Trần Chí Trung, Trưởng ban Dịch vụ Tài chính Bưu điện, Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam.
Nội dung buổi toạ đàm được tường thuật trực tiếp trên báo Tiền Phong điện tử, tại địa chỉ: https://www.tienphong.vn
TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP
- Xin ông cho biết một số kết quả nổi bật về phát triển BHXH tự nguyện thời gian qua? Dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng ra sao tới phát triển BHXH tự nguyện năm 2020 thưa ông?
Ông Đinh Duy Hùng, Phó Trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ - Thẻ, BHXH Việt Nam:
Trong thời gian qua, BHXH tự nguyện đã có những bước phát triển nổi bật như tăng số lượng người tham gia. Năm 2008 có 6.110 người tham gia, đến tháng 9/2020 tăng lên 844.700 người tham gia. Từ năm 2019 đến nay, bằng những giải pháp đột phá trong tổ chức thực hiện đã đạt được kết quả số người tham gia BHXH tự nguyện tăng vượt trội, tính đến hết tháng 9/2020 tổng số người tham gia BHXH tự nguyện là 844,7 nghìn người tăng 58,6 nghìn người so với tháng 8/2020, tăng 381,6 nghìn người so với cùng kỳ năm 2019, tăng 270,8 nghìn người so với cuối năm 2019. Vượt chỉ tiêu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (đến năm 2021 đạt 1% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH tự nguyện).
Ông Đinh Duy Hùng, Phó Trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ - Thẻ, BHXH Việt Nam.
Những lý do chính đã thúc đẩy thành công đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là do các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ và Bộ ngành, BHXH Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và làm tốt công tác triển khai thực hiện.
Dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đã ảnh hưởng nhiều tới đời sống kinh tế - xã hội: - Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh: HĐSXKD gặp khó khăn, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giảm lao động, chấm dứt HĐLĐ cho nghỉ không lương, doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, người lao động bị mất việc làm, thu nhập giảm sút.
Giãn cách xã hội, về người dân: Người dân lo lắng về việc làm, thu nhập, phòng chống dịch...thu nhập giảm sút làm người dân dừng đóng BHXH tự nguyện và số người đăng ký hưởng BHXH 1 lần tăng lên.
Về phía cơ quan BHXH: Công tác tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện trực tiếp và tuyên truyền thông qua hội nghị bị hạn chế do phải thực hiện giãn cách xã hội cơ quan BHXH không tổ chức được hội nghị để tuyên tuyền vận động đối tượng tham gia BHXH tự nguyện do phải thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Trước những ảnh hưởng đó, BHXH Việt Nam đã có những ứng phó kịp thời: -Tích cực tăng cường công tác truyền thông: Ngay sau khi hết giãn cách xã hội, BHXH Việt Nam đã đôn đốc BHXH địa phương, Đại lý thu tăng cường truyên truyền, truyền thông bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tập trung cao độ tuyên truyền trực tiếp và hội nghị khách hàng +Tuyên truyền qua mạng: + Tổ chức hội nghị tuyên truyền
Ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính BHXH Việt Nam đã tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan; nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: tích cực tham gia đề xuất hoàn thiện chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn; tìm kiếm các giải pháp, đổi mới phương thức quản lý; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho người tham gia, thụ hưởng trong dịch bệnh…
Tổ chức lễ ra quân Ngày 23/5, đã phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức Lễ ra quân trực tuyến toàn quốc hưởng ứng “Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện”.
Chương trình được thực hiện trực tuyến với các điểm cầu ở Trung ương và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố, vừa bảo đảm giãn cách xã hội mà vẫn thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân các địa phương. Kết quả, chỉ tính riêng ngày ra quân, toàn quốc đã trực tiếp vận động được 27.478 người tham gia BHXH tự nguyện. Trong đó, có 17 tỉnh phát triển được trên 500 người tham gia.
Bên cạnh đó, có 18 tỉnh, thành phố ra quân tiếp trong ngày 24/5 và phát triển thêm được 2.539 người tham gia BHXH tự nguyện. Tổng cả đợt ra quân, toàn quốc đã phát triển được thêm 30.017 người tham gia BHXH tự nguyện. Kết quả này cho thấy, những phương thức mới, ứng dụng công nghệ thông tin dễ dàng được người dân đón nhận, tạo được sự cộng hưởng, tác động mạnh mẽ hơn trong cộng đồng.
Đây là động lực để BHXH Việt Nam tiếp tục đổi mới công tác truyền thông về BHXH, triển khai nhiều hơn nữa các hình thức truyền thông trực tuyến, theo chiến dịch thời gian tới. Tính đến tháng 9/2020, số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đạt 844,7 nghìn người đã hoàn thành mục tiêu theo lộ trình mà Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương đề ra là đến năm 2021 có khoảng 1% lực lượng lao động
- BHXH tự nguyện ra đời với kỳ vọng bao trùm chính sách an sinh xã hội cơ bản tới mọi người dân, đặc biệt với người lao động khu vực phi chính thức, khu vực nông nghiệp, nông thôn, vậy lợi ích người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng là gì?
Ông Đinh Duy Hùng, Phó Trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ - Thẻ, BHXH Việt Nam:
Ông Đinh Duy Hùng, Phó Trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ - Thẻ, BHXH Việt Nam:
Về điều kiện được tham gia BHXH tự nguyện: Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện. Thủ tục tham gia đơn giản thuận tiện người tham gia nếu đã có mã số BHXH chỉ cần kê khai mã số hoặc nếu chưa có mã số chỉ cần kê khai tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (theo mẫu TK1-TS) mà không cần phải cung cấp giấy tờ khác. Người tham gia liên hệ với Đại lý thu BHXH, BHYT (Bưu điện, UBND xã) hoặc cơ quan BHXH để được hướng dẫn kê khai, đăng ký đóng BHXH tự nguyện. Đóng tiền cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH theo hương thức đăng ký hoặc qua ngân hàng, hoặc hệ thống tiện ích thông minh theo phương thức đóng đã đăng ký. Mức đóng, chính sách được hỗ trợ, quyền lợi được hưởng và cách thức tham gia: Mức đóng hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện = 22% X mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn (thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn hiện nay là 700.000 đồng, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở hiện nay là 29.800.000 đồng). Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu hàng tháng khi có đủ các điều kiện: + Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; + Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Về mức hưởng lương hưu: Từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của tham gia BHXH tự nguyện đủ điều kiện nêu trên được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau: Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. - Theo ông, vì sao với vai trò quan trọng và lợi ích như vậy, tới nay phát triển BHXH tự nguyện chưa đạt kỳ vọng?
Ông Đinh Duy Hùng, Phó Trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ - Thẻ, BHXH Việt Nam:
Việc BHXH tự nguyện vẫn chưa đạt được như kỳ vọng là do: - Thu nhập của đa số người dân còn thấp, không ổn định; một bộ phận người dân thiếu quan tâm đến chính sách BHXH tự nguyện, chưa hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện; người nông dân, người lao động khu vực phi chính thức thường quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa hình thành văn hóa đóng góp, tích lũy khi trẻ để thụ hưởng lương hưu, BHYT khi về già, đặc biệt là khu vực các tỉnh, thành phố phía Nam. Chính sách hỗ trợ đóng cho người tham gia mới thực hiện từ ngày 01/01/2018, tuy nhiên mức hỗ trợ còn thấp (người thuộc hộ nghèo được hỗ trợ 30% tương ứng số tiền 46.200 đồng/tháng; hộ cận nghèo được hỗ trợ 25% tương ứng số tiền 38.500 đồng/tháng; đối tượng còn lại được hỗ trợ 10% tương ứng số tiền 15.400 đồng/tháng). Công tác tuyên truyền còn chưa thường xuyên, liên tục nên người dân chưa hiểu biết nhiều về chính sách BHXH tự nguyện.
Ông Đinh Duy Hùng, Phó Trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ - Thẻ, BHXH Việt Nam:
Những lao động ở khu vực phi chính thức có đặc điểm công việc không ổn định, mức thu nhập thấp. Khi thiết kế chính sách các cơ quan nhà nước đã tính đến đặc điểm này. Tính toán giữa tiền lương hưu và mức đóng đã được đưa vào quy định của luật. Mức đóng đã được tính toán để người lao động khu vực phi chính thức hoàn toàn có thể tham gia. Để được hưởng lương hưu, người lao động chỉ cần đóng BHXH đủ 20 năm và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Nếu có thời gian đóng đứt quãng, không liên tục thì thời gian đã đóng BHXH được cộng dồn. +Mức thu nhập lựa chọn đóng thấp nhất là 700.000 đồng, cao nhất là 29.800.000 đồng. Có nhiều phương thức đóng để lựa chọn: hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, một lần cho nhiều năm về sau (tối đa 5 năm), nếu đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để nghỉ hưu từ tháng sau tháng đóng đủ một lần cho những năm còn thiếu. Như vậy, người lao động khu vực phi chính thức, hay lao động nông nghiệp, nông thôn rất thuận lợi trong việc lựa chọn thời gian đóng, phương thức đóng, lúc có tiền thì đóng, lúc không có tiền thì tạm dừng đóng, đến lúc có tiền thì đóng tiếp, miễn sao khi đủ tuổi nghỉ hưu và đóng đủ 20 năm BHXH thì sẽ được hưởng lương hưu. Ví dụ: với mức thu nhập khoảng 2 - 4 triệu đồng/tháng, người lao động có thể lựa chọn mức thu nhập đóng thấp nhất là 700.000 đồng (bằng mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn). Nếu người lao động không thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo, hàng tháng chỉ phải đóng với mức là 138.600 đồng (đã được Nhà nước hỗ trợ 15.400 đồng/tháng), như vậy 10 năm đầu chỉ phải đóng với số tiền là 16.632.000 đồng (được Nhà nước hỗ trợ tối đa 10 năm); sau đó đóng tiếp 10 năm nữa, mỗi tháng phải đóng 154.000 đồng/tháng (không được Nhà nước hỗ trợ), số tiền BHXH 10 năm tiếp theo phải đóng là 18.480.000 đồng. Như vậy, người lao động chỉ phải đóng tổng số tiền là 35.112.000 đồng cho 20 năm tham gia BHXH, đây cũng không phải số tiền lớn, tôi nghĩ nếu tính toán và cân nhắc giữa thu nhập và chi tiêu hợp lý, người lao động hoàn toàn có thể đóng được.
Ông Đinh Duy Hùng, Phó Trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ - Thẻ, BHXH Việt Nam:
BHXH Việt Nam đã tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước đề xuất với Quốc hội và Chính phủ để sửa đổi chính sách và cải thiện công tác tổ chức thực hiện nhằm tăng sức hấp dẫn loại hình an sinh này. a) Sửa đổi chính sách: - Điều kiện về thời gian đóng BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu xuống còn 15 năm và tiến tới xuống còn 10 năm, kết hợp với điều chỉnh cách tính hưởng lương hưu. Quy định điều chỉnh tăng và linh hoạt hơn về sự hỗ trợ của Nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện (nâng mức hỗ trợ từ 30% lên 50% đối với hộ nghèo, từ 25% lên 30% đối với hộ cận nghèo và từ 10% lên 20% đối với các đối tượng còn lại) để tăng mức độ hấp dẫn, khuyến khích tăng số người tham gia BHXH tự nguyện; Quy định điều kiện về tuổi để được hưởng lương hưu giữa nam và nữ cho phù hợp để khuyến khích người nông dân, người lao động khu vực phi chính thức là nam giới tham gia BHXH tự nguyện. b)Tổ chức thực hiện: - Công tác phối hợp chỉ đạo: + Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển đối tượng phát triển BHXH tự nguyện tại TƯ và địa phương. +Tăng cường sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội với cơ quan BHXH trong tổ chức thực hiện chính sách. +Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong chỉ tiêu phát triển kinh thế - xã hội của địa phương. Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin. + Hiện nay, BHXH Việt Nam thực hiện giao dịch điện tử (từ năm 2017) tích hợp cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân có thể thực hiện chuyển tiền điện tử để đóng BHXH tự nguyện. + Thời hạn cấp sổ BHXH được rút ngắn (05 ngày) và được trả tận nhà qua đơn vị dịch vụ công… - Phát triển tổ chức đại lý: + Mở rộng mạng lưới đại lý, có cơ chế thù lao cho đại lý hợp lý + Đào tạo, tập huấn nhân viên đại lý về chính sách, nghiệp vụ, kỹ năng khai thác + Giao chỉ tiêu kế hoạch tìm hiểu, phát triển đối tượng cho đại lý thu.