Tính toán của Triều Tiên và Mỹ khi khôi phục thượng đỉnh song phương

Tính toán của Triều Tiên và Mỹ khi khôi phục thượng đỉnh song phương
TPO - Cả Triều Tiên và Mỹ đều có những toan tính cho mình khi chủ động khôi phục lại thượng đỉnh song phương.

Tính toán của Triều Tiên

Đối với Triều Tiên, việc khôi phục thượng đỉnh song phương Mỹ-Triều mang lại lợi ích to lớn cho nước này xét cả trong vấn đề đối nội và đối ngoại.

Về vấn đề nội bộ, việc nối lại thượng đỉnh song phương với Mỹ trên một mức độ lớn giúp cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un củng cố vững chắc hơn quyền lực trong nước. 

Trên thực tế, mặc dù nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể nắm trong tay rất nhiều quyền lực, nhưng thời gian cầm quyền của ông với tư cách nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên không bị thách thức vẫn chưa được đảm bảo. 

Đặc biệt, bằng việc cải thiện quan hệ với Mỹ, ông Kim có thể khiến các nhân vật cấp cao trong quân đội Triều Tiên cảm thấy bất an, bởi họ vẫn luôn lo sợ rằng trên thực tế, ông Kim có thể từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, cái mà ông từng gọi là “thanh bảo kiếm” để đảm bảo sự tồn tại của đất nước. 

Ngoài ra, việc ông Kim không thể đạt được kỳ vọng về sự thịnh vượng ở trong nước có thể khiến những người đã có cuộc sống khá giả hơn nổi giận.

Do đó, việc đạt được một thỏa thuận với Mỹ sẽ giúp nhà lãnh đạo Kim Jong-un giải tỏa được sức ép từ người dân trong nước vốn đặt nhiều kỳ vọng vào việc Triều Tiên phải tiếp tục đạt được các thành tựu kinh tế và gỡ bỏ những kìm kẹp cấm vận đau đớn. 

Về vấn đề quốc tế, một mối quan hệ hòa giải với Mỹ và Hàn Quốc sẽ giúp Triều Tiên tránh được những đòn cấm vận khắt khe hơn do các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ áp đặt. 

Khi đó Triều Tiên sẽ có nhiều không gian, thời gian và tiềm lực hơn để tập trung phát triển kinh tế, khôi phục sự tin tưởng và nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn từ cộng đồng quốc tế.

Đặc biệt, việc ông Kim cam kết phi hạt nhân hóa còn nhằm giành lấy sự ủng hộ và trợ giúp lớn nhất từ Trung Quốc. Động thái này của Triều Tiên dường như ngầm ủng hộ đề xuất "đình chỉ kép" của Trung Quốc theo đó, liên quân Mỹ-Hàn sẽ ngừng các cuộc tập trận chung, đồng thời Triều Tiên sẽ dừng các cuộc thử nghiệm tên lửa. Như vậy, bằng cách này ông Kim Jong-un chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ và trợ giúp nhiều hơn từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, khi quan hệ Mỹ-Triều được cải thiện, liên quan Mỹ-Hàn sẽ không còn cớ để mở rộng quy mô các cuộc tập trận quân sự chung. Do đó, Triều Tiên sẽ bớt đi được một nhân tố bất định gây tổn hại tới lợi ích an ninh quốc gia.

Mỹ cũng có những tính toán cho riêng mình

Trong khi đó, đối với Mỹ việc khôi phục thượng đỉnh song phương với Triều Tiên còn là cách để Mỹ củng cố mối quan hệ đồng minh với Hàn Quốc và giảm bớt sự phản ứng gay gắt từ cộng đồng quốc tế.

Thật vậy, xét trong bối cảnh hiện tại, việc Tổng thống Mỹ Trump gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un là xu thế không thể ngăn cản. 

Do đó, không phải ngẫu nhiên, trong một phát biểu đăng trên trang Tiwtter sau khi Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng nối lại thượng đỉnh với Mỹ, ông Trump cho biết, các quan chức Mỹ đã tới Triều Tiên và chúng tôi đang tiến hành các công việc chuẩn bị cho thượng đỉnh song phương.

Trong đó, ông Trump nhấn mạnh: "Tôi thực sự tin rằng Triều Tiên có tiềm lực to lớn. Hơn nữa có một ngày Triều Tiên sẽ trở thành quốc gia tiềm lực  kinh tế và tài chính vĩ đại. Kim Jong-un cũng nghĩ như tôi. Và điều này sẽ xảy ra."

Hơn nữa, nếu Thượng đỉnh Mỹ-Triều bị hủy bỏ, ông Trump sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong bối cảnh những quyết định trước đó của ông bao gồm việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt trên toàn thế giới.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.