Tin hot giáo dục: Điểm chuẩn quá cao, 30 điểm vẫn trượt đại học

Tin hot giáo dục: Điểm chuẩn quá cao, 30 điểm vẫn trượt đại học
TPO - Điểm chuẩn quá cao, thí sinh đạt 30 điểm vẫn trượt đại học; Thông qua chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hay Không còn giao xét tốt nghiệp THPT cho các trường...

 Điểm chuẩn cao nhất khối trường CAND là 30.5 điểm

Sáng 29/7, Tổng cục Chính trị công an nhân dân đã công bố điểm chuẩn vào 7 trường thuộc khối công an nhân dân. Điểm chuẩn của các trường từ 22,75 đến 30,5, trong đó phần lớn lấy 26 đến 29 điểm.

Điểm chuẩn của các trường nhìn chung đều rất cao, đặc biệt là với thí sinh nữ do chỉ tiêu ít.

Theo đó, điểm chuẩn cao nhất là ngành Ngôn ngữ Anh của Học viện Công an nhân dân với mức 30,5 điểm dành cho thí sinh nữ ở khối D01 (ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ).

Dù điểm chuẩn rất cao nhưng ở nhiều ngành, thí sinh thậm chí còn phải đáp ứng đủ tiêu chí phụ mới đủ điểm đỗ vào trường.

Điểm chuẩn khối A, thí sinh nữ, phía Bắc, của Đại học Phòng cháy chữa cháy ở ngưỡng 30,25 điểm. Tuy nhiên, trong số bốn thí sinh cùng mức 30,25 điểm, trường chỉ lấy ba thí sinh có tổng điểm ba môn chưa làm tròn cao nhất, từ 28,35 điểm. Một thí sinh còn lại vẫn không đỗ dù tổng điểm rất cao. (Xem chi tiết tại đây)

Tin hot giáo dục: Điểm chuẩn quá cao, 30 điểm vẫn trượt đại học ảnh 1

Thông qua chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Chiều 27/7, Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã chính thức thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (GDPTTT).

hương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn.

Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước. (Xem chi tiết tại đây)

Không còn giao xét tốt nghiệp THPT cho các trường

Chương trình GDPT tổng thể vừa được thông qua, về định hướng đánh giá kết quả giáo dục, chương trình không còn quy định việc giao xét tốt nghiệp THPT cho các cơ sở giáo dục như trong dự thảo hồi tháng 4.

Khi Chương trình GDPT mới áp dụng, kỳ thi THPT sẽ không còn. Thay vào đó, việc xét tốt nghiệp sẽ được giao cho các trường.

Trước đó, trong dự thảo công bố tháng 4 có nêu rõ: Học sinh hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ GD-ĐT được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp gần 100%: Có nên bỏ kỳ thi THPT?

Nhiều địa phương có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT gần 100%, có ý kiến cho rằng, nên bỏ kỳ thi THPT Quốc gia.

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay “xôn xao” bởi việc điểm 10 tăng cao khi có tới hơn 4.000 điểm (năm ngoái chỉ gần 100 điểm). Chỉ riêng hai tỉnh/thành phố như Hà Nội, TP.HCM có tới hàng nghìn điểm 10 xuất hiện.

Ngoài ra, nhiều tỉnh, thành phố đã công bố tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao, tăng hơn hẳn các năm trước khi đạt 98-99%. 

Đơn cử,  Phú Thọ có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 99,1%;  Cao Bằng là 91,39%; Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, tỉnh Nam Định có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 99,53%. Cũng trong kỳ thi THPT quốc gia, tại Nam Định có đến 45/73 trường THPT, Trung tâm GDTX có số thí sinh đỗ tốt nghiệp 100%; 

Hòa Bình có 96,94% thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT Quốc gia 2017; Thái Nguyên trên 96,5% học sinh tốt nghiệp; 

Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp nhiều tỉnh phía Nam gần 99%. Cụ thể, tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh Bình Dương đạt 99,83%, Bến Tre là 99,06%, Bình Phước đạt 98,8%... Nhìn chung tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay cao hơn từ 1-2% so với năm trước. . (Xem chi tiết tại đây)

TPHCM: Không tăng học phí năm học 2017-2018

 Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong vừa thống nhất với nội dung đề xuất của Sở Giáo dục -k Đào tạo TP về học phí năm học mới. Theo đó, giữ nguyên mức học phí, không tăng so với năm học 2016-2017 để áp dụng thu học phí cho năm học 2017-2018.

Đó là nội dung đáng chú ý trong thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong vừa được Văn phòng UBND TP phát đi.

Theo đó, năm học 2017-2018, học phí các trường công lập từ mầm non đến THPT vẫn giữ nguyên như năm trước. Riêng khối tiểu học không thu học phí.

Được biết, mức học phí cũ được chia thành 2 nhóm. Trong đó, nhóm 1 gồm các quận nội thành 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và Bình Tân. Nhóm 2 gồm các huyện ngoại thành là Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ và Nhà Bè.

Cụ thể, nhóm 1, khối nhà trẻ thu 200.000 đồng/tháng/học sinh, mẫu giáo là 160.000 đồng, THCS và bổ túc THCS thu 100.000 đồng, THPT và bổ túc THPT là 120.000 đồng.

Còn ở nhóm 2, khối nhà trẻ thu 140.000 đồng/tháng/học sinh, mẫu giáo là 100.000 đồng, THCS và bổ túc THCS thu 85.000 đồng, THPT và bổ túc THPT là 100.000 đồng.

MỚI - NÓNG