Một thí sinh phúc khảo từ 0,6 lên 7,2 điểm
Một thí sinh bị điểm liệt đã làm đơn phúc khảo, kết quả môn Toán được tăng từ 0,6 lên 7,2 điểm. Sáng 28/7, một cán bộ Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk, xác nhận: sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, một thí sinh của trường THPT Cư M’gar đã gửi đơn phúc khảo môn Toán và được tăng lên từ 0,6 điểm – 7,2 điểm (tăng 6,6 điểm).
Theo thông tin ban đầu, nguyên nhân được xác định do thí sinh này thi môn Toán đã tô đáp án không đủ đậm để phần mềm chấm trắc nghiệm nhận đáp án đó nên chỉ có 0,6 điểm. (Xem chi tiết tại đây)
Công bố rà soát điểm ở Sơn La: Có can thiệp thay đổi kết quả bài thi
Theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng-Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), có những sai phạm về quy chế thi, đặc biệt ở khâu chấm thi, trong đó có dấu hiệu của sự can thiệp làm thay đổi kết quả thi của thí sinh ở tỉnh Sơn La.
Vào 23h hôm 21/7, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) chính thức thông tin, đã có những sai phạm quy chế thi, đặc biệt ở khâu chấm thi, trong đó thì có dấu hiệu của sự can thiệp làm thay đổi kết quả thi của thí sinh ở tỉnh Sơn La.
Trước khi thông tin cho báo chí, ông Mai Văn Trinh bày tỏ: "Tôi xin chuyển lời của Bộ trưởng cảm ơn sự vất vả của phóng viên đồng hành cùng với chúng tôi trong những ngày qua. Sự vất vả của các bạn cho chúng tôi động lực để làm tốt hơn". (Xem chi tiết tại đây)
Cô giáo đánh trẻ đến nứt xương hàm tại Sài Gòn
Camera của nhà trẻ ghi lại cảnh cháu bé bị cô giáo kẹp cổ và tát liên tiếp khiến bị nứt xương hàm mặt; Công an huyện Bình Chánh, TP.HCM đang làm việc với cô giáo.
Ông Lê Đình Vinh, người trúng tuyển nhưng bị "hụt" bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, cho rằng có khuất tất trong việc tổ chức và xử lý kết quả thi
Năm 2015, ông Lê Đình Vinh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink, đã trúng tuyển vào vị trí hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội tại kỳ thi tuyển lãnh đạo cấp vụ của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm sau đó bị hoãn lại cho đến nay. Thay vào đó, Bộ Tư pháp đã bổ nhiệm một cán bộ cấp vụ vào vị trí này.(Xem chi tiết tại đây)
Hơn 1.400 giáo viên sẽ bị chấm dứt hợp đồng
Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau cho biết, thời gian qua, các trường trên địa bàn tỉnh đã tự ý hợp đồng với hàng loạt giáo viên mà chưa có sự đồng ý của tỉnh. Sau khi rà soát, hiện có 1.405 giáo viên thuộc diện này phải chấm dứt hợp đồng trước ngày 1/9/2018.
Việc cắt hợp đồng giáo viên nói trên là thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. “Nếu như Hiệu trưởng trường nào để lại thì phải bỏ tiền túi ra trả lương. Đồng thời, số lượng giáo viên còn thiếu thì xin ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh cho hợp đồng lại. Như vậy, có những giáo viên vừa bị cắt nhưng được chủ trương của tỉnh sẽ được tiếp nhận lại”, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau thông tin.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau, mặc dù cắt hợp đồng với con số trên nhưng so với nhu cầu thực tế thì ngành Giáo dục tỉnh này vẫn còn thiếu nhiều giáo viên, nhất là bậc học Mầm non.
Theo đó, tổng biên chế được giao đối với ngành Giáo dục tỉnh Cà Mau là 15.215 vị trí việc làm; trong khi đó, biên chế ngành Giáo dục hiện có là 14.893. Do đó, biên chế hiện có thấp hơn biên chế được giao 322 vị trí. Nếu so với Thông tư 06, Thông tư 16 của Bộ GD&ĐT thì ngành giáo dục Cà Mau còn thiếu đến 1.908 vị trí.