Tin giáo dục: Vì sao chi 12.000 tỉ đồng để đào tạo 9.000 tiến sĩ?

TPO - Chi 12.000 tỉ đồng đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ cho các trường ĐH,CĐ; Sở Giáo dục Ninh Thuận bị xử phạt, truy thu gần 800 triệu tiền thuế; Mẹ bật khóc nhận bằng tốt nghiệp thay con gái đã mất; Gia đình chưa đủ tiền đưa thi thể nữ sinh Việt qua đời tại Nhật... là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ cho đổi mới giáo dục

Dự kiến, trong thời gian tới sẽ đào tạo thêm 9000 tiến sĩ làm giảng viên cho các trường ĐH,CĐ sư phạm với số tiền dự kiến khoảng 12.000 nghìn tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra là tại sao phải đào tạo thêm trong khi ta đã có có trên 24.300 tiến sĩ và nguồn kinh phí để đào tạo sẽ được lấy từ đâu?

Bộ GD&ĐT vừa có dự thảo Đề án trình Chính phủ: "Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025". Theo đó, trong thời gian tới sẽ đào tạo thêm 9000 tiến sĩ làm giảng viên cho các trường ĐH,CĐ sư phạm với số tiền dự kiến khoảng 12.000 nghìn tỷ đồng (Xem chi tiết tại đây)

Tin giáo dục: Vì sao chi 12.000 tỉ đồng để đào tạo 9.000 tiến sĩ? ảnh 1 Sở GD&ĐT Ninh Thuận.
Sở Giáo dục Ninh Thuận bị xử phạt, truy thu gần 800 triệu tiền thuế

Ngày 10/11, Cục thuế tỉnh Ninh Thuận cho biết, đơn vị đã ra quyết định xử phạt đối với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Ninh Thuận vì vi phạm hành chính về thuế.

Cụ thể, Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận bị phạt tiền về hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hơn 66 triệu đồng và hơn 197 triệu đồng tiền chậm nộp thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận cũng bị truy thu hơn 784 triệu đồng tiền thuế. (Xem chi tiết tại đây)

Tin giáo dục: Vì sao chi 12.000 tỉ đồng để đào tạo 9.000 tiến sĩ? ảnh 2 Bà Cao Thị Thùy Trang (trái) trong lễ tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng.
Nhận bằng tốt nghiệp thay con gái đã mất, người mẹ bật khóc

Sáng 10/11, tại lễ tốt nghiệp đợt 2 năm 2017 Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP HCM), bà Cao Thị Thùy Trang (ngụ quận Tân Bình, TP HCM) đứng nép trong dòng sinh viên chờ lên nhận bằng kỹ sư, cử nhân.

Gương mặt bà chốc chốc căng cứng, tay liên tục gạt dòng nước mắt. Bà là mẹ của Nguyễn Dạ Trầm - nữ sinh ngành Kiến trúc, khoa Kỹ thuật Xây dựng - đã qua đời hồi tháng 2 vì ung thư.
"Nhìn mấy đứa bạn của con mình mặc áo cử nhân, cầm hoa; nhìn những bà mẹ khác vui sướng thấy con nhận bằng tốt nghiệp... tôi kìm lòng không nổi. Lẽ ra hôm nay, cái Trầm cũng được đứng ở đây với các bạn nó...", bà Trang nghẹn ngào nói. (Xem chi tiết tại đây)

Tin giáo dục: Vì sao chi 12.000 tỉ đồng để đào tạo 9.000 tiến sĩ? ảnh 3 Nữ du học sinh Trịnh Thị Dung – quê ở thôn Phương Tân, xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, qua đời hôm 5/11 tại Nhật.
Nữ sinh Việt qua đời tại Nhật, gia đình chưa đủ tiền đưa thi thể về nhà

Du học sinh Trịnh Thị Dung (sinh năm 1993, quê Quảng Nam) tử vong tại Nhật hôm 5/11 vừa qua. Được biết, sau khi tốt nghiệp khoa Tài chính Ngân hàng, ĐH Kinh tế Đà Nẵng vào năm 2015, Dung đến Nhật theo diện tự túc. Sau khi tốt nghiệp trường Nhật ngữ Meric vào tháng 4/2017, Dung nhập học trường I-sefu.

Tối ngày 4/11, nữ du học sinh đi làm về, mệt và đi ngủ. Sáng ngày 5/11, Dung được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng hôn mê. Cô được gọi cấp cứu và đưa tới bệnh viện đa khoa trong tình trạng nguy kịch. Dù được cứu chữa tận tình nhưng Dung không qua khỏi. Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân dẫn đến tử vong là do phổi bị nhiễm lạnh.

Anh Trịnh Quang Phương – anh trai Dung cho biết, hiện tại thi thể em gái anh vẫn đang ở Nhật Bản, đợi gia đình sang đưa về. Tuy nhiên, mức chi phí để đưa thi thể Dung về Việt Nam lên tới 600 trăm triệu đồng, vượt quá khả năng tài chính của gia đình.

MỚI - NÓNG
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.