Tin hot giáo dục: Lí giải bằng của ông Nguyễn Xuân Anh không được công nhận

TPO - Vì sao bằng của ông Nguyễn Xuân Anh không được Bộ GD&ĐT công nhận; thiếu nữ 17 tuổi không được đi học cấp 2 vì giấy khai sinh ghi giới tính nam; Phụ huynh gửi đơn lên Chính phủ kiến nghị giải tán Ban phụ huynh... là những tin nóng giáo dục trong tuần.

Vì sao bằng của ông Nguyễn Xuân Anh không được Bộ GD&ĐT công nhận?

Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học từ xa chỉ được công nhận khi đã được kiểm định chất lượng và Bộ GD&ĐT đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.

Một nguồn tin cho hay, sở dĩ văn bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư thành ủy Đà Nẵng do Southern California University cấp năm 2006 không được Bộ GD&ĐT công nhận là do thời điểm ông Xuân Anh được cấp bằng, trường Southern California University (thực ra trước thời điểm 10/2007 trường này có tên là Southern California University for Professional Studies - SCUPS) chưa được kiểm định bởi bất kỳ một trung tâm kiểm định hợp pháp nào.

Tin hot giáo dục: Lí giải bằng của ông Nguyễn Xuân Anh không được công nhận ảnh 1

Mẫu giấy công nhận văn bằng do Bộ GD&ĐT quy định

Trong khi đó, theo quy định của luật pháp Mỹ, văn bằng chỉ hợp pháp khi được cấp bởi một cơ sở đào tạo đã được một trong số những trung tâm kiểm định mà Bộ Giáo dục Mỹ USDE hoặc Hội đồng kiểm định giáo dục đại học CHEA đã công nhận.

Nhiều chuyên gia cũng nhận định, căn cứ vào thông báo của Ủy ban kiểm tra, nếu ông Nguyễn Xuân Anh thực sự có học chương trình đào tiến sĩ của trường SCUPS thì cũng chỉ có thể học chương trình đào tạo từ xa, qua phương thức trực tuyến, do ông theo học trong thời gian ngắn (khoảng một năm), đồng thời vẫn sống và làm việc ở Việt Nam.

Bởi lẽ “Một chương trình đào tạo tiến sĩ tập trung của các trường đại học của Mỹ thường không dưới 4 năm”, một chuyên gia khẳng định. (Xem chi tiết tại đây)

Phụ huynh gửi đơn lên Chính phủ kiến nghị giải tán... Ban phụ huynh

Ông Võ Quốc Bình (TPHCM) có con đang theo học tại trường Tiểu học Hòa Bình, quận 1, cho biết cách đây 5 ngày, phụ huynh này đã viết thư kiến nghị giải tán ban đại diện cha mẹ học sinh.

Cho rằng lạm thu diễn ra trong trường học núp bóng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh, ông Võ Quốc Bình đã gửi đơn tới Văn phòng Chính phủ kiến nghị dẹp bỏ hội phụ huynh.

Ngay sau đó, ông Bình đã nhận được email phản hồi từ Văn phòng Chính phủ về việc đã nhận được ý kiến, sẽ chuyển cho cơ quan giải quyết.

Ông Võ Quốc Bình cho biết ông có hai người con đang học lớp 3 và lớp 8 tại TP.HCM. Trước đó, ông có nhận được thư ngỏ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 3/2 hỏi về xin ý kiến phụ huynh đóng góp khoản thu tự nguyện là tiền lót sàn gỗ cho lớp học. (Xem chi tiết tại đây)

Tin hot giáo dục: Lí giải bằng của ông Nguyễn Xuân Anh không được công nhận ảnh 2 Ông Võ Quốc Bình (TPHCM)

Nên bỏ ban đại diện phụ huynh các trường học?

Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), các nhà trường nên vay tiền thay vì thu tiền phụ huynh. Còn GS. Nguyễn Minh Thuyết thì cho rằng, một số nơi dùng ban đại diện cha mẹ học sinh như "cánh tay nối dài" của nhà trường.

Những ngày qua, câu chuyện lạm thu trong trường học trở thành "vấn đề nóng" trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua các đợt thanh-kiểm tra, Bộ GD&ĐT khẳng định có xảy ra tình trạng lạm thu trong một số trường học. (Xem chi tiết tại đây)

Nhiều giáo viên “ì” cản trở đổi mới giáo dục

Tại hội thảo về chất lượng giáo dục phổ thông sáng 22/9 tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ lo lắng về việc giáo viên “lười”, ngại đổi mới.

Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh, chất lượng giáo dục phổ thông là một chủ đề lớn luôn được xã hội quan tâm và đặt ra nhiều vấn đề cần trao đổi. Hội thảo lần này sẽ làm rõ khuynh hướng giáo dục trên thế giới và những vấn đề của Việt Nam, quản lý giáo dục phổ thông (GDPT) tại Việt Nam và những vấn đề cần quan tâm từ thực tế nhằm nâng cao chất lượng. 

Tại hội thảo về chất lượng giáo dục phổ thông sáng 22/9 tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ lo lắng việc các giáo viên “lười”, ngại đổi mới. (Xem chi tiết tại đây)

Thiếu nữ 17 tuổi không được đi học cấp 2 vì giấy khai sinh ghi giới tính... nam

Đó là trường hợp trớ trêu của em gái Trần Văn Hải (sinh năm 2000, trú thôn An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) vì giấy khai sinh nhầm lẫn giới tính từ nữ sang nam.

Trao đổi với PV, bà Võ Thị Bê (SN 1963, trú ở thôn An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) là mẹ của em Trần Văn Hải cho biết, Hải là con gái út trong nhà, sinh ngày 21/5/2000. Như thông tin trong giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, con gài bà mang giới tính là nam.

Vì sự nhầm lẫn này mà sau khi Hải học hết lớp 5 thì em không đi học tiếp được vì không thể làm giấy tờ, hồ sơ để nộp vào lớp 6. Các thầy cô giải thích do em là nữ nhưng trong giấy khai sinh lại ghi là nam nên hồ sơ nhập học không hợp lệ.

Gia đình bà Bê là dân vạn đò sống ở trên vùng đầm phá làng Chuồn, xã Phú An. Cả vợ chồng bà Bê đều không biết chữ. Năm 2000, khi sinh em Hải, vợ chồng bà phải nhờ người khác đi làm giấy khai sinh cho em.

Tuy nhiên, người này cũng bị mù chữ, dẫn đến việc nhầm lẫn giới tính của Hải từ nam sang nữ. Cái tên rất “nam giới” Trần Văn Hải cũng xuất phát từ nguyên nhân trên.

Trong cấp 1, Hải học lớp xóa mù chữ do một thầy giáo làng dạy. Khi đến tuổi lên cấp 2, nhà làm thủ tục nhập học thì gặp nhiều chuyện phức tạp khi trường không chấp nhận việc giấy khai sinh của em nên không thể đi học được. Gia đình đã viết đơn xin cứu xét lên UBND xã Phú An để giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.

MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.