Tìm thấy mảnh lớn xác máy bay QZ8501

Đội tìm kiếm Indonesia đang bay trên biển Java. Ảnh: Bagus Indahono.
Đội tìm kiếm Indonesia đang bay trên biển Java. Ảnh: Bagus Indahono.
TPO - Các đội trục vớt đã tìm thấy 2 mảnh lớn xác máy bay AirAsia gặp nạn ở độ sâu 30m, mở ra hy vọng sớm định vị được hộp đen của chiếc Airbus A300-200 và thi thể các nạn nhân còn lại.

“Với việc phát hiện 2 mảnh lớn xác máy bay và vệt dầu loang, tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng, đây chính là các bộ phận của chiếc máy bay AirAsia mà chúng tôi đang tìm kiếm”, Giám đốc Cơ quan Tìm kiếm – Cứu nạn Quốc gia Indonesia, ông Bambang Soelistyo, nói với các phóng viên trưa 3/1/2015.

Ông Soelistyo cho biết, các thợ lặn đang trên đường tới vị trí 2 mảnh lớn xác máy bay để tìm kiếm các thi thể. “Trọng tâm của hôm nay là tìm kiếm và trục vớt các nạn nhân”, ông nói.

Cục trưởng Cục Vận tải Hàng không – Bộ GTVT Indonesia, ông Djoko Murjatmodjo, thông báo, giấy phép cho phép AirAsia bay trên tuyến Surabaya-Singapore đã bị vô hiệu hóa cho đến khi cuộc điều tra kết thúc vì hãng này đã vi phạm nội dung giấy phép. Hãng không được bay vào Chủ nhật, nhưng chuyến bay QZ8501 lại cất cánh từ thành phố Surabaya đi Singapore vào sáng Chủ nhật 28/12/2014. “Hãng đã vi phạm nội dung giấy phép về tuyến bay, lịch bay. Đó là vấn đề”, ông Murjatmodjo.

Người phát ngôn Bộ GTVT Indonesia, ông J.A. Barata, nói rằng AirAsia đã không yêu cầu thay đổi lịch bay khi bay vào Chủ nhật 28/12/2014. Hiện vẫn chưa rõ tại sao AirAsia Indonesia vẫn có thể bay được vào Chủ nhật định mệnh đó khi không được phép.

Ông Soelistyo cho biết một mảnh vỡ lớn mới được tìm thấy dài khoảng 10m, rộng 5m. “Khi tôi đang nói, chúng tôi đang đưa ROV (thiết bị lặn dưới biển điều khiển từ xa) để có được hình ảnh thực tế về 2 mảnh vỡ nằm dưới đáy biển. Chúng nằm ở độ sâu 30m”, ông nói. Nước chảy xiết khiến việc vận hành ROV gặp nhiều khó khăn.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.