Tìm lại chỗ đứng cho tác giả ‘Giận mà thương’

TPO - “Giận mà thương” nổi tiếng và phổ biến, nhưng tác giả là nhà soạn kịch Nguyễn Trung Phong lại chịu thiệt thòi. Tỉnh Nghệ An vừa hoàn thiện hồ sơ xét đề nghị tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho tác giả Nguyễn Trung Phong.
Tìm lại chỗ đứng cho tác giả ‘Giận mà thương’ ảnh 1 Nhiều người không biết tác giả "Giận mà thương" là của nhà soạn kịch Nguyễn Trung Phong
Sự nghiệp đáng nể Các diễn giả chung nhận định nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong dù sự nghiệp khá đồ sộ của ông hiện nay vẫn chưa được ghi nhận xứng đáng. Ông xứng được danh hiệu cao quý của nhà nước, tại tọa đàm nhân ra mắt cuốn sách “Nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong, Tác phẩm-tác giả”.
Nguyễn Trung Phong (1929-1990), quê Diễn Châu, Nghệ An. Cuốn sách tập hợp 8 sáng tác của ông Nguyễn Trung Phong và 29 bài viết của các nhà lý luận sân khấu, quản lý văn hóa, nhạc sĩ, nhà báo, nghệ sĩ về quãng đời 40 năm hoạt động nghệ thuật của ông Nguyễn Trung Phong. Nhà báo Nguyễn Minh Đức (Tổng biên tập báo Kinh tế và đô thị), nhà thơ Nguyễn Trung Hợi là cháu của tác giả đã mất hơn hai năm dày công tìm kiếm, sưu tầm và tuyển chọn trong hơn 30 tác phẩm của nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong.
Tìm lại chỗ đứng cho tác giả ‘Giận mà thương’ ảnh 2 Nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong

NSND Lê Tiến Thọ, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đánh giá, tác giả Nguyễn Trung Phong là một trong những tác giả sáng tác về kịch bản chèo và dân ca xứ Nghệ có danh tiếng. Những tác phẩm của ông như “Cô gái sông Lam” của ông cùng với một số kịch bản của tác giả như Trần Đình Ngôn đã tạo ra được hình tượng người con gái thời kỳ cách mạn.

“Năm 1962, ngay Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp đầu tiên của miền Bắc khi đó còn gọi là Hội diễn chống Mỹ cứu nước, vở chèo “Cô gái Sông Lam” đã gây tiếng vang khi giành được 3 HCV, 4 HCB. Điều đặc biệt là chèo vốn không phải là thế mạnh của Nghệ An nhưng tác giả Nguyễn Trung Phong lại làm được điều phi thường này khiến tiếng tăm ông nổi lên trong làng sân khấu hồi bấy giờ”, NSND Lê Tiến Thọ nói.
Tìm lại chỗ đứng cho tác giả ‘Giận mà thương’ ảnh 3 Cuốn sách mới làm rõ thêm giá trị của nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong

Nhà báo Nguyễn Minh Đức nêu, đích thân Bác Hồ tặng huy hiệu của Người cho nghệ sĩ đoàn chèo Nghệ An trong đêm biểu diễn 27/5/1962 tại Phủ Chủ tịch nhân dịp sinh nhật Bác. Một phần thưởng vô giá mà nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong và các nghệ sĩ xứ Nghệ vinh dự có được trong cuộc đời làm nghệ thuật. Vở chèo “Cô gái Sông Lam” sau này đã phát triển thành ca kịch, thậm chí cả kịch nói và vân được công chúng đón nhận với nhiều triết lý sống cùng năm tháng.

Tác giả Nguyễn Trung Phong theo đánh giá của GS.TS. Nguyễn Thế Kỷ, Tổng giám đốc VOV là “một tài năng đáng nể trọng, người mở đầu và mở đường cho việc đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh từ hình thức trình diễn, đối đáp truyền thống thành tác phẩm kịch hát với dung lượng nội dung tư tưởng, nghệ thuật mở rộng, sâu sắc và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn. Nguyễn Trung Phong cũng là một điển hình về thắp sáng ngọn lửa đam mê, sáng tạo, cống hiến trọn đời vì sự nghiệp văn học, nghệ thuật của xứ Nghệ và của đất nước ta”.

Xứng đáng nhận giải thưởng cao quý
Nhà thơ Nguyễn Trung Hợi nói, làn điệu “Giận mà thương”, vốn là một trích đoạn trong vở kịch dân ca “Khi ban đội đi vắng” của Nguyễn Trung Phong, thế nhưng lại không nhiều người biết đến. Bài ví “Giận mà thương” thành công tới mức một thời gian dài nó được coi như dân ca cổ (không biết tác giả). Thực tế, đây nỗi niềm tâm sự, phân trần, thanh minh của người vợ với người chồng của mình trong vở kịch.

Điệu ví bắt nguồn từ câu chuyện có thật. Nhà báo Nguyễn Minh Đức đã nghe chính người bác ruột Nguyễn Trung Phong kể lại hoàn cảnh ra đời. Khi đó ông chủ nhiệm một hợp tác xã đã ngược sông Lam lên chợ Lường (Đô Lương) để buôn lậu chè xanh- mặt hàng lúc đó thuộc quyền kiểm soát của nhà nước. Nên mới có chuyện có nhiều ca sĩ không sinh ra và lớn lên ở xứ Nghệ đã hát nhầm “ngược đường” trong khi chuẩn xác là “Chính thương anh, em bàn với mẹ/Phải ngăn anh đi chuyến ngược Lường”.
Tìm lại chỗ đứng cho tác giả ‘Giận mà thương’ ảnh 4 TS Nguyễn Anh Vũ (từ trái qua), NSND Lê Tiến Thọ, nhà báo Nguyễn Minh Đức đánh giá những đóng góp của tác giả Nguyễn Trung Phong

Khoảng đầu năm 1969, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, lúc đó là Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, đi công tác vào tuyến lửa. Trong chuyến đi, ông đã nhiều lần nghe bà con hát bài Giận mà thương, nhạc sĩ Đỗ Nhuận tưởng là một làn điệu dân ca nguyên gốc nên năm 1969 viết “Trông cây lại nhớ đến Người”. Nhạc sĩ đa tự chép tay rồi gởi ngay cho tỉnh Nghệ An bài đó. Khi biết tin bài Giận mà thương là của Nguyễn Trung Phong, nhạc sĩ Đỗ Nhuận gởi tặng ông Nguyễn Trung Phong một cuốn lịch tay, bìa ni lông. Tờ đầu cuốn lịch tự tay Đỗ Nhuận viết: “Thân tặng anh Nguyễn Trung Phong - người bạn cộng tác tình cờ”.

TS. Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc NXB Văn Học nêu, nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong là người con ưu tú của xứ Nghệ. Nhắc đến Nguyễn Trung Phong là nhắc đến một người con cả cuộc đười dành tâm huyết, tận hiến sức lực, trí tuệ cho dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh nói riêng, cho văn hóa Nghệ Tính nói chung. Ông đã góp phần rất lớn để đưa dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại vào ngày 27/11/2014. Vì vậy cuốn sách mới này giúp giới nghiên cứu, dư luận thêm hiểu biết về sự nghiệp và vị thế của ông.

“Chúng tôi tin rằng trong thời gian tới, Nhà nước đang phát động hoặc cho các cơ quan chức năng, ban ngành để đánh giá những tác phẩm giá trị. Tôi tin rằng những đóng góp có giá trị của Nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong sẽ được ghi nhận những giải thưởng cao quý của nhà nước”, NSND Lê Tiến Thọ lắm.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.