Tiêm kích Anh kém hiệu quả khi không kích phiến quân IS

Một máy bay chiến đấu hạ cánh xuống tại Căn cứ không quân Hoàng gia Anh tại Akrotiri, gần thành phố Limassol, Cyprus sau khi hoàn thành nhiệm vụ hôm Thứ 7 ngày 27/9/2014
Một máy bay chiến đấu hạ cánh xuống tại Căn cứ không quân Hoàng gia Anh tại Akrotiri, gần thành phố Limassol, Cyprus sau khi hoàn thành nhiệm vụ hôm Thứ 7 ngày 27/9/2014
TPO - Mặc dù các chiến binh IS không sẵn có các hệ thống phòng không, nhưng các máy bay ném bom Anh dù "một mình một bầu trời", lại gặp khó khăn trong việc xác định các mục tiêu để tấn công.  

Telegraph hôm 30/9 đưa tin, các chiến đấu cơ Tornado GR4 cũ kỹ của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) tỏ ra kém hiệu quả trong việc không kích các mục tiêu của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở độ cao 15.000 feet so với mặt đất.

Tư lệnh RAF, Thống soái Michael Graydon cho biết, RAF có 30 quân đoàn chiến đấu sẵn sàng ở thời điểm đầu năm 1991. Nhưng hiện nay, họ chỉ còn 7 quân đoàn. Tình hình càng xấu đi khi Bộ Quốc phòng Anh đang trong quá trình giải thể một trong số ba quân đoàn sở hữu chiến đấu cơ Tornado. 

Nhiều thông tin cho thấy các chiến binh IS tại I-rắc đã tiến sát thủ đô Baghdah. Điều này chứng tỏ rằng các chiến lược không kích hiện tại không đủ để ngăn cản các tay súng IS.

Mặc dù lực lượng không kích ưu thế hơn hẳn lực lượng của IS vốn chỉ có súng tự động và súng phóng lựu. 

Mỹ đã mở đầu các cuộc không kích chống lại IS tại I-rắc từ tháng 8 và bắt đầu tiến hành không kích chống IS tại Syria từ tuần trước. Hôm 26/9, Quốc hội Anh nhất trí để Anh tham gia liên minh chiến đấu chống tại IS được thành lập từ đầu tháng 9.

Hiện tại, các chính trị gia Mỹ và Anh chưa đề xuất chiến lược nào khác nhằm tăng cường lược lượng chiến đấu mặt đất tại I-rắc và Syria.

Theo Theo RIA Novosti
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.