Tích cực thu hồi tài sản phạm pháp của Phan Sào Nam tại Singapore

Đoàn công tác liên ngành được thành lập, đi Singapore giải quyết các yêu cầu Tương trợ Tư pháp của Việt Nam về thu hồi tài sản do phạm tội mà có trong vụ án Phan Sào Nam
Đoàn công tác liên ngành được thành lập, đi Singapore giải quyết các yêu cầu Tương trợ Tư pháp của Việt Nam về thu hồi tài sản do phạm tội mà có trong vụ án Phan Sào Nam
TPO - Đoàn công tác liên ngành được thành lập, đi Singapore giải quyết các yêu cầu Tương trợ Tư pháp của Việt Nam về thu hồi tài sản do phạm tội mà có trong vụ án Phan Sào Nam; đi Lào để giải quyết yêu cầu thu thập chứng cứ liên quan đến hành vi Trần Bắc Hà gửi tiền tại Lào và Campuchia; đi Slovenia để giải quyết vụ chiếm đoạt tài sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiền Phong.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long vừa gửi Quốc hội báo cáo hoạt động tương trợ tư pháp năm 2019.

Liên quan đến việc thực hiện yêu cầu dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, Bộ Công an đã lập và chuyển 2 yêu cầu dẫn độ đối với 2 đối tượng đến các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để yêu cầu dẫn độ về Việt Nam. Cả 2 yêu cầu đều gửi đến Cộng hoà Séc theo quy định của Hiệp định Tương trợ Tư pháp về dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHXHCN Tiệp Khắc (Séc và Slovakia kế thừa). Đồng thời bổ sung thông tin đối với 2 yêu cầu dẫn độ; bàn giao 1 đối tượng theo quyết định của toà án nhân dân có thẩm quyền.

Cùng với đó, phía Bộ Công an đã tiếp nhận 1 yêu cầu của nước ngoài đối với 1 đối tượng theo hiệp định song phương Liên bang Nga.

Bên cạnh đó, VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và TANDTC cũng tăng cường trao đổi, phối hợp liên ngành để xử lý các yêu cầu Tương trợ Tư pháp về hình sự phức tạp.

Trong đó, các cơ quan này đã phối hợp thành lập Đoàn công tác liên ngành đi Singapore để giải quyết các yêu cầu Tương trợ Tư pháp của Việt Nam về thu hồi tài sản do phạm tội mà có trong vụ án Phan Sào Nam; đi Lào để giải quyết yêu cầu thu thập chứng cứ liên quan đến hành vi Trần Bắc Hà gửi tiền tại Lào và Campuchia; đi Slovenia để giải quyết vụ việc sử dụng công nghệ cao (mạng viễn thông, mạng internet) chiếm đoạt tài sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiền Phong.

Liên quan đến việc gia nhập các Công ước trong khuôn khổ hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, được Bộ Tư pháp tiếp tục chú trọng thực hiện. Bộ Tư pháp đã hoàn tất các thủ tục đề xuất gia nhập Công ước La Hay năm 1970 về thu thập chứng cứ tại nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước thu thập chứng cứ) theo quy định của Luật điều ước quốc tế năm 2016 trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

“Việc gia nhập Công ước này sẽ tạo cơ sở pháp lý quốc tế với 63 nước thành viên cho việc thực hiện các yêu cầu thu thập chứng cứ giải quyết các vụ việc dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài của Việt Nam”, báo cáo đánh giá.

Về tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự, theo số liệu thống kê chính thức của Bộ Tư pháp, năm 2019, tổng số yêu cầu của Việt Nam gửi cho nước ngoài là 2185 yêu cầu. Tổng số yêu cầu có trả lời là 1118/2185 yêu cầu (51,1%).

Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp, trong năm 2020 tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành hoàn thành việc lập đề nghị xây dựng Luật tương trợ tư pháp dân sự; Bộ Công an lập đề nghị xây dựng Luật dẫn độ, Luật chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù trình Chính phủ.

MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.