Thương lái Trung Quốc giảm mua, giá cá tra giảm mạnh

Giá tra đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua
Giá tra đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua
TPO - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) vừa cho biết, việc doanh nghiệp, thương lái Trung Quốc đặt mua cá tra quá lứa (1kg/con trở lên) đã khiến nguồn cung cá cỡ này tăng lên, tác động xấu, làm giá cá tra giảm từ đầu quý 2/2016 đến nay.

Trong báo cáo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) về tình hình giao thương thuỷ sản với thị trường Trung Quốc mới đây, Vasep cho biết, Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản chính của Việt Nam.

Tuy nhiên, thời gian qua, nước này đã giảm khối lượng nhập khẩu, đặc biệt là với các mặt hàng như gạo, sắn và dăm gỗ... khiến xuất khẩu của Việt Nam gặp khó. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn tăng rào cản kỹ thuật với một số mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam.

Theo thông tin mạng quản lý phía Trung Quốc yêu cầu, muốn xuất khẩu vào nước này, nhà máy chế biến phải có code vào Trung Quốc và nhà xuất khẩu phải nằm trong danh sách được Trung Quốc phê chuẩn.

Trong khi, theo quy định của cơ quan quản lý Việt Nam (Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thuỷ sản –Nafiqad thuộc Bộ NN&PTNT) chỉ cần nhà sản xuất có trong danh sách được công nhận xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trong danh sách các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc, một số chưa được đưa vào danh mục được phép nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc (như cá hồi…). Nafiqad đã có nhiều công văn sang Trung Quốc nhưng phía Trung Quốc vẫn chưa có trả lời chính thức.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, thương lái Trung quốc đặt hàng thu mua cá tra với size cỡ lớn (trên 1 kg/con) dẫn đến tình trạng nguồn cung cá tra quá cỡ tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng lên.

Điều này tác động tiêu cực đến việc giá nguyên liệu giảm trong thời gian từ quý 2/2016 đến nay và đạt mức thấp trong nhiều năm qua.  

Để đẩy mạnh xuất khẩu ổn định, tránh tác động tiêu tực từ thị trường Trung Quốc, Vasep kiến nghị Chính phủ, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương cần tháo gỡ những rào cản kỹ thuật và thủ tục hành chính nói trên.

Đồng thời, Bộ NN&PTNT cần xây dựng cơ sở dữ liệu và thống kê chính xác về sản lượng cá tra thực tế để có cơ sở đánh giá cung cầu.

Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương làm việc với phía Trung Quốc, làm rõ các quy định của nước này đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu (code xuất khẩu sang Trung Quốc), cũng như kiến nghị Trung Quốc mở rộng danh mục sản phẩm thủy sản được phép nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo Vasep, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản chính ngạch của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2014 đạt 630  triệu USD, năm 2015 chỉ đạt 615 triệu USD giảm 2,4% so với năm 2014.

Trong sáu tháng đầu năm 2016, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt gần 385 triệu USD (tăng gần 43% so với cùng kỳ năm 2015). Trong đó, xuất khẩu tôm các loại  đạt 217 triệu USD (tăng 42% so với năm 2015), cá tra  đạt 117 triệu USD (tăng mạnh 67%), cá các loại khác (trừ cá ngừ, cá tra) đạt 24 triệu USD (giảm 4,2%).  

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.