Thuốc lá làm nóng: Cần quản lý ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu khoa học về thuốc lá làm nóng (TLLN) với các kết luận đa chiều. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần đánh giá đầy đủ khách quan về TLLN để định hướng cho người tiêu dùng và đề ra giải pháp quản lý phù hợp...
Thuốc lá làm nóng: Cần quản lý ra sao? ảnh 1
Một thanh niên sử dụng thuốc lá làm nóng

Giảm hàm lượng chất gây hại là tiền đề để giảm nguy cơ của thuốc lá

Hiện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định, các bằng chứng khoa học đến nay cho thấy, hàm lượng các chất gây hại của TLLN là thấp hơn so với thuốc lá điếu truyền thống, dù điều này không đồng nghĩa là giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bên cạnh WHO, nhiều cơ quan y tế cấp chính phủ từ châu Âu đến châu Á cũng tiến hành nghiên cứu độc lập về TLLN.

Cụ thể, Viện Đánh giá Rủi ro Liên Bang Đức (BfR) sau khi thực hiện phân tích khí hơi của TLLN so với khói của thuốc lá điếu đã kết luận: Hàm lượng các chất gây hại của TLLN đã giảm thiểu đáng kể (từ 80 - 99%) so với khói của thuốc lá điếu. BfR công bố, dù vẫn cần thêm nghiên cứu để xác định mức độ giảm tác hại, nhưng "sự giảm thiểu khoảng 80 - 99% hàm lượng các chất độc hại đã được xác nhận là một con số đáng kể, điều này đặt tiền đề về khả năng giảm nguy cơ lên sức khỏe của TLLN".

Ủy ban Nghiên cứu về Độc tính của Hóa chất trong Thực phẩm, Sản phẩm tiêu dùng và Môi trường (COT) thuộc Bộ Y tế Anh cũng xem xét các bằng chứng về 2 sản phẩm TLLN. Theo đó COT kết luận, mặc dù vẫn có hại cho sức khỏe, nhưng các sản phẩm TLLN được cơ quan này nghiên cứu "có khả năng giảm thiểu nguy cơ hơn so với thuốc lá điếu". COT cũng nhận định rằng “[có thể] đạt được sự giảm thiểu nguy cơ cho những người hút thuốc lá điếu khi họ quyết định chuyển đổi sang sử dụng các sản phẩm TLLN”.

Nghiên cứu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi nước Nhật Bản sử dụng phương pháp SOP của TobLabNet từ WHO cho thấy, nồng độ nicotine, tar (nhựa thuốc), và các chất có hại như CO (chất độc gốc carbon) và nitrosamine (tác nhân gây ung thư) trong TLLN thấp hơn nhiều so với thuốc lá điếu.

Thuốc lá làm nóng: Cần quản lý ra sao? ảnh 2

Nghiên cứu tại Mỹ và Nhật cho thấy dấu ấn (chỉ điểm) sinh học khi phơi nhiễm với thuốc lá làm nóng giảm đáng kể so với thuốc lá điếu (Bản dịch tiếng Việt từ FDA

Cần kiểm soát thuốc lá làm nóng ra sao?

Nhiều chuyên gia cho rằng, tìm thêm giải pháp ngăn chặn tác hại của thuốc lá là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Đây là điều rất ghi nhận từ các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đề xuất cấm TLLN vì độc hại là chưa đủ cơ sở khoa học và thực tiễn. Hiện nay, nhiều chuyên gia, đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải có nghiên cứu, đánh giá toàn diện để kiểm chứng các sản phẩm này trên cơ sở so sánh với các sản phẩm thuốc lá khác, thuốc lá truyền thống.

Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) hiện hành nêu rõ, sản phẩm có nguyên liệu thuốc lá thì đều thuộc phạm vi điều chỉnh của luật.

TLLN đã được công nhận là sản phẩm thuốc lá từ nhiều cơ quan y tế trên toàn cầu, kể cả WHO, FDA. Mỹ kiểm soát TLLN như là sản phẩm thuốc lá với phân loại cụ thể riêng (khác biệt với thuốc lá điếu đốt cháy và thuốc lá điện tử). Từ 2018, Malaysia đưa TLLN vào quản lý như là sản phẩm thuốc lá khi sản phẩm này có mặt trên thị trường.

Thuốc lá làm nóng: Cần quản lý ra sao? ảnh 3

FDA đã cấp phép cho loại thuốc lá làm nóng đầu tiên tại Mỹ sau khi thẩm định khoa học nghiêm ngặt (nguồn: CTP - Trung tâm Sản phẩm Thuốc lá trực thuộc FDA)

Trong nước, nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh TLLN đã là sản phẩm thuốc lá (không tính đến các sản phẩm TLLN lai giữa TLLN và TLĐT), do vậy cần sớm ban hành văn bản định nghĩa các sản phẩm này trong Luật để từ đó có phương án quản lý phù hợp.

Về mặt quản lý, các bộ ngành đồng thuận Bộ Y tế cần có đánh giá khoa học toàn diện đối với thuốc lá mới để có kết luận khách quan, công bằng với từng loại sản phẩm. Báo cáo đánh giá này nên bao gồm nhiều nghiên cứu khoa học từ các cơ quan quốc tế khác nhau, bên cạnh WHO.

Liên quan đến vấn đề này, vừa qua Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ Khoa học-Công nghệ (KH-CN) phối hợp với Bộ Y tế thực hiện đánh giá tác động, ảnh hưởng của thuốc lá mới đối với sức khỏe người dùng. Trong khi đó, năm 2020 Bộ KH-CN đã nghiên cứu và công bố 3 tiêu chuẩn quốc gia về TLLN, xác định sản phẩm này không có sự đốt cháy như thuốc lá điếu. Đây cũng là một trong những cơ sở để tham khảo trong quá trình đánh giá toàn diện về tác hại của TLLN.

Hiện lệnh cấm thuốc lá mới đang được đề xuất chỉ bao gồm cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo, không bao gồm cấm sử dụng. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng hướng tiếp cận này sẽ không triệt để.

Thay vào đó, chính sách quản lý có thể xem xét dựa trên việc mở rộng công nhận, thừa nhận kết quả đánh giá của những quốc gia đi trước, cùng với định nghĩa theo Luật PCTHTL, đối với các sản phẩm TLLN chính danh đã được kiểm nghiệm khoa học.

Phát biểu tại tọa đàm mới đây tại Hà Nội về thuốc lá mới, đại diện Bộ Công thương cho biết hiện nay việc quản lý TLLN rất khó khăn do nguồn nhập lậu nhiều. Vị đại diện đề nghị cần có đánh giá khách quan, khoa học về TLLN làm căn cứ quản lý...”Việc quản lý đang rất khó khăn do thiếu công cụ quản lý”, vị đại diện nói.

Thông tin tham khảo

Điều 2, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: “ Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác”. Trong đó, “nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược sắp được trình Quốc hội có nhiều điểm mới, trong đó bao gồm “Mở rộng việc thừa nhận, công nhận, áp dụng bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc của các nước trên Thế giới"

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công an thông tin việc điều tra sai phạm tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

Bộ Công an thông tin việc điều tra sai phạm tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

TPO - Chiều 4/4, tại cuộc họp báo, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 - Bộ Công an) đã thông tin về tiến độ điều tra sai phạm liên quan đến hai dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Hà Nam.
Chủ tịch HĐQT Công ty Cây xanh Công Minh bị truy nã quốc tế

Chủ tịch HĐQT Công ty Cây xanh Công Minh bị truy nã quốc tế

TPO - Chiều 4/4, tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Thượng tá Trần Văn Hùng – Phó Cục trưởng Cục An ninh điều tra (A09), thông tin về việc ông Nguyễn Công Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Cây xanh Công Minh đã bị khởi tố và truy nã quốc tế với cáo buộc gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước.
Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục từ chiến thần livestream đến vòng lao lý

Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục từ chiến thần livestream đến vòng lao lý

TPO - Tối 4/4, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng Bộ Công an, xác nhận Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi Sản xuất hàng giả là thực phẩm xảy ra tại Công ty Cổ phần Asia Life và Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị em Rọt, có trụ sở tại TP.HCM và Đắk Lắk.
Trách nhiệm của bà Nguyễn Thị Kim Tiến trong sai phạm tại Dự án Bệnh viện Bạch Mai - Việt Đức cơ sở 2

Trách nhiệm của bà Nguyễn Thị Kim Tiến trong sai phạm tại Dự án Bệnh viện Bạch Mai - Việt Đức cơ sở 2

TPO - Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm trong quá trình triển khai Dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 giai đoạn 2014–2024 đã nêu rõ trách nhiệm trực tiếp của nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cùng hai nguyên Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và Nguyễn Viết Tiến trong việc để xảy ra các vi phạm này.
Sai phạm tại dự án cơ sở 2 BV Bạch Mai- Việt Đức: Bộ Y tế bị yêu cầu bồi thường hơn 354 tỷ đồng

Sai phạm tại dự án cơ sở 2 BV Bạch Mai- Việt Đức: Bộ Y tế bị yêu cầu bồi thường hơn 354 tỷ đồng

TPO - Tại kết luận thanh tra dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế tiến hành kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Y tế được phân công phụ trách 2 dự án trong từng thời kỳ đồng thời thực hiện bồi thường hơn 354 tỷ đồng.