Thủ tướng: Thu ngân sách đạt kỷ lục là thành tích nổi trội của Bộ Tài chính

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh Bộ Tài chính đã chủ động, quyết liệt thực hiện công tác thu, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi. Nhờ đó, thu ngân sách nhà nước cả năm 2024 ước đạt khoảng hơn 2 triệu tỷ đồng, vượt hơn 324 nghìn tỷ đồng so với dự toán. Thủ tướng đánh giá "thu ngân sách là thành tích nổi trội của Bộ Tài chính".

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Bộ Tài chính chiều nay (31/12), Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục phát sinh nhiều bất ổn, khó khăn, thách thức lớn ngoài dự báo; giá năng lượng, lương thực, hàng hóa, nguyên liệu đầu vào tuy giảm song còn ở mức cao, gây áp lực lên lạm phát...

Ở trong nước, tình hình vẫn còn nhiều khó khăn phát sinh trong quá trình điều hành, từ các tác động bên ngoài cũng như vấn đề nội tại; tổng cầu tiêu dùng phục hồi chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực khó khăn; thiên tai, bão lũ, đặc biệt là cơn bão số 3.

Tuy nhiên, Thủ tướng hoan nghênh ngành tài chính đã nỗ lực cố gắng, quyết liệt triển khai hiệu quả nhiều giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra trên các lĩnh vực được giao quản lý.

Thủ tướng: Thu ngân sách đạt kỷ lục là thành tích nổi trội của Bộ Tài chính ảnh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết Bộ Tài chính chiều 31/12.

Trước hết, Bộ Tài chính đã tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, các đề án. Thứ hai, điều hành chính sách tài khóa chủ động, mở rộng hợp lý, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; quyết liệt công tác thu, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển. "Thu ngân sách là thành tích nổi trội của Bộ Tài chính trong năm 2024", Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá.

Kết quả thực hiện thu cả năm đạt khoảng trên 2 triệu tỷ đồng, tăng 19,1% so với dự toán (tăng 324,4 nghìn tỷ đồng); tỷ lệ động viên đạt 17,8% GDP, riêng thuế, phí đạt 14,2% GDP, trong khi đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất khoảng 197,3 nghìn tỷ đồng (miễn, giảm khoảng 99 nghìn tỷ đồng; gia hạn khoảng 98,3 nghìn tỷ đồng).

"Quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước, qua đó đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước các cấp; bội chi ngân sách nhà nước và nợ công thấp hơn mức trần Quốc hội cho phép", Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng đánh giá, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, 2024 là năm thứ 10 liên tiếp Bộ Tài chính nằm trong tốp đầu 3 bộ, cơ quan ngang bộ dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế của ngành. Người đứng đầu Chính phủ nhắc nhở việc phối hợp giữa Bộ Tài chính với địa phương còn chậm, chưa hiệu quả và cần phải nỗ lực hơn nữa.

"Các cục trong bộ phải trả lời nhanh, kịp thời địa phương. Mình không nên sợ gì, có tham ô, tham nhũng gì đâu phải sợ", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính phải cắt giảm thủ tục hành chính hơn nữa bởi càng kéo dài càng khiến dự án đội vốn và lãng phí. Bên cạnh đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phân cấp phân quyền mạnh hơn để không "tạo ra hệ sinh thái tiêu cực" tại đây.

Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý Bộ Tài chính tập trung làm tốt công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh; đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, trốn lậu thuế; quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh từ những giao dịch thương mại điện tử.

"Năm vừa qua chúng ta thu thuế từ thương mại điện tử rất tốt nhưng có những loại hình chưa thu thuế được như hàng ăn. Ở nước ngoài đi ăn nhà hàng mình bị trừ thuế ngay nhưng ở trong nước đi ăn nhiều nơi chưa thu được thuế. Để làm được việc này chúng ta phải có quy định bắt buộc dùng hóa đơn điện tử và phải làm ngay", Thủ tướng nói.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Tài chính phấn đấu thu ngân sách năm 2025 vượt 10% so năm 2024, vượt dự toán Quốc hội quyết định. Tổ chức điều hành chi ngân sách nhà nước năm 2025 chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định; cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cần thiết, phấn đấu tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2025 tăng thêm so năm 2024. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính phải tiếp tục củng cố, phát triển đồng bộ và nâng cao chất lượng thị trường tài chính, chứng khoán, bảo hiểm; tập trung hoàn thành mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán trong năm 2025, để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo kênh huy động vốn tốt hơn cho doanh nghiệp.

Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ Tài chính phải tiếp tục thực hiện tinh gọn bộ máy quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính theo tinh thần Nghị quyết số 18 và Nghị quyết số 19; chuẩn bị tốt các điều kiện để đảm bảo hoạt động bình thường sau sắp xếp, sáp nhập bộ máy.

Bộ Tài chính đã thực hiện giao biên chế công chức cho các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ năm 2024 và giai đoạn 2024-2026; trong đó, năm 2024 giảm 679 biên chế so với năm 2023, năm 2026 giảm 3.342 biên chế so với biên chế được giao năm 2022, tương đương giảm 5% biên chế công chức so với năm 2022.

MỚI - NÓNG
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
TPO - Công an đã mời người livestream phát tán thông tin về vụ việc gây sốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Người này thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã livestream có nội dung sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân và tác động ảnh hưởng tiêu cực tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
TPO - Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Các gian hàng trên phố đi bộ hồ Ngọc Khánh thường xuyên thưa thớt, kể cả ngày cuối tuần

Vì sao nhiều tuyến phố đi bộ hoạt động cầm chừng?

TP - Sau sự ra mắt thành công của phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã mở thêm nhiều tuyến phố đi bộ nhằm tạo ra không gian văn hóa sáng tạo và dẫn đầu cả nước về số lượng. Tuy nhiên, một số tuyến phố mới sau một thời gian ngắn hoạt động đã rơi vào tình trạng vắng vẻ, không thu hút được người dân và du khách.
Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

TPO - Hơn 30 năm qua, những cánh rừng tự nhiên dọc dãy núi Trường Sơn ở Hà Tĩnh in đậm dấu chân của các nhà khoa học, chuyên gia tìm kiếm loài sao la, một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, được mệnh danh là kỳ lân châu Á.
Vì sao Trung tâm Cứu hộ gấu Bạch Mã vẫn chờ… gấu?

Vì sao Trung tâm Cứu hộ gấu Bạch Mã vẫn chờ… gấu?

TPO - Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam (cơ sở II) đặt tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc, TP Huế) được xây dựng nhằm mục đích tiếp nhận, chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho hàng trăm cá thể gấu từng bị nuôi nhốt để lấy mật hoặc buôn bán trái phép. Tuy nhiên, sau gần 2 năm hoạt động, trung tâm hiện chỉ mới nuôi dưỡng 8 cá thể gấu.
Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi

TP - Cây táu ở đền Thiên Cổ, thôn Hương Lan (xã Trưng Vương, TP Việt Trì) có niên đại khoảng 2.100 năm. Tương truyền, cây gắn liền với thời kỳ các vua Hùng dựng nước, mang những giá trị vô giá về văn hóa, tâm linh và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.