Thủ tướng Thái Lan: ‘Bà Yingluck đang ở nước ngoài’

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Ảnh: Reuters
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Ảnh: Reuters
TPO - Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha tiết lộ bà Yingluck Shinawatra hiện đang ở nước ngoài, nhưng từ chối cung cấp thông tin cụ thể.

Khi được phóng viên đặt câu hỏi về nơi ẩn náu hiện tại của bà Yingluck, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha hôm nay (27/9) khẳng định cựu nữ Thủ tướng hiện đang ở nước ngoài.

“Nhưng tôi không biết bà ấy ở nước nào. Đừng hỏi tôi”, ông Prayut nói.

Phát biểu trước báo giới hôm qua, 26/9, Thủ tướng Prayut tiết lộ ông biết nơi ở hiện tại của bà Yingluck, nhưng chưa công bố vì muốn chờ đến khi tòa Tối cao chính thức tuyên án của cựu Thủ tướng.

Cũng theo Thủ tướng Prayut, bà Yingluck hiện chưa xin tị nạn ở nước ngoài.

Chiều nay, tòa án Tối cao Thái Lan đã tuyên án vắng mặt cựu Thủ tướng Yingluck. Theo đó, bà Yingluck phải lãnh án 5 năm tù giam vì lơ là, thiếu trách nhiệm, không ngăn chặn được nạn tham nhũng trong chương trình trợ giá gạo của chính phủ, gây thiệt hại hàng tỉ USD. Quá trình tuyên án kéo dài tới 4 giờ đồng hồ.

Theo quy định, người bị kết án có thể nộp đơn kháng cáo trong vòng 30 ngày. Tuy nhiên, Norrawit Larlaeng, luật sư của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra cho biết hiện thân chủ của ông chưa đưa ra quyết định có kháng cáo hay không.

Nếu áp dụng quy định mới, bà Yingluck có thể sẽ phải trở về Thái Lan để tự nộp đơn kháng cáo mà không thể ủy quyền việc này cho luật sư.

Norrawit khẳng định ông chưa hề gặp hoặc nói chuyện điện thoại với bà Yingluck kể từ ngày 25/8 – ngày bà Yingluck đáng ra phải tham dự phiên tuyên án tại tòa Tối cao, nhưng không xuất hiện vì đã “cao chạy xa bay” từ ngày 23/8.

Thủ tướng Thái Lan: ‘Bà Yingluck đang ở nước ngoài’ ảnh 1

 Ông Norrawit Larlaeng - luật sư của bà Yingluck. Ảnh: EPA

Bà Yingluck, người vốn hoạt động rất tích cực trên mạng xã hội, đã im hơi lặng tiếng kể từ khi biến mất. Trước đó bà Yingluck luôn khẳng định mình vô tội và cáo buộc chính quyền quân sự có những hành động ngược đãi chính trị.

Năm 2014, bà Yingluck bị cáo buộc sơ suất trong việc giám sát chương trình trợ giá gạo gây tranh cãi. Chương trình này là nội dung chủ đạo trong chiến dịch tranh cử của bà Yingluck cùng đảng Pheu Thai, đã giúp bà giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2011.

Theo kế hoạch cam kết lúa gạo của bà Yingluck, chính phủ đã mua lúa ở mức giá gần gấp đôi so với giá thị trường. Đây là chính sách quan trọng nhằm tranh thủ sự ủng hộ của tầng lớp nông dân Thái Lan đối với Yingluck. Chính nhờ vậy mà Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo số một thế giới.

Tuy nhiên, chương trình này cũng đã dẫn đến việc Thái Lan trở thành kho dự trữ gạo chưa bán khổng lồ. Số lượng gạo trong kho không bán được, hoặc cũng có thể là chính quyền mới chưa muốn bán. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cuộc biểu tình của giới tinh hoa ở Bangkok. Kết quả, bà Yingluck bị lật đổ vào năm 2014 và bị cấm hoạt động chính trị trong 5 năm.

Theo chính quyền quân sự Thái Lan, chính sách sai lầm này đã gây thiệt hại khoảng 8 tỷ USD.

Sau đó, bà Yingluck trở thành tâm điểm cuộc điều tra của Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia (NACC) về vấn đề trợ cấp gạo và bị đưa ra xét xử. Quá trình tố tụng kéo dài hơn hai năm.

Theo Theo Nation
MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.