Thủ phủ cà phê Việt Nam trước áp lực 'hàng rào' thuế quan Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cà phê Việt Nam xuất khẩu hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Mỹ đứng thứ 3. Trước thông tin Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hoá của Việt Nam, chuyên gia, doanh nghiệp ở thủ phủ cà phê có nhiều nhận định về vấn đề này.

Ông Lê Đình Tư - Giám đốc Công ty TNHH MTV Minudo farm care, Đắk Lắk - cho biết, nếu Mỹ áp thuế đối với hàng hoá của Việt Nam thì sẽ ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu nông sản Việt Nam, trong đó có mặt hàng cà phê. Theo ông Tư, cà phê đang chủ yếu xuất khô, nếu Mỹ thực sự áp thuế 46% cho ngành cà phê thì cực kỳ khó khăn khi tiếp cận thị trường này. Đây cũng là cản trở giao thương của 2 nước. Phía Việt Nam sẽ đàm phán lại mức thuế này.

Thủ phủ cà phê Việt Nam trước áp lực 'hàng rào' thuế quan Mỹ ảnh 1

Mỹ là thị trường tiêu thụ cà phê lớn của Việt Nam. Ảnh: Duy Thành.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Tư cho biết đã có đối sách trước mắt để thích ứng. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ đa dạng nguồn cung, phân khúc thị trường, tăng cường trải nghiệm tại vườn để đẩy nguồn thu đến từ bán hàng trong nước.

Theo ông Tư, phần lớn sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao, đầu - cuối, nếu xuất khẩu qua Mỹ thì ảnh hưởng lớn. Khách hàng có thể từ chối, hủy đơn vì họ không thể chấp nhận chịu mức thuế bị đánh cao như vậy.

“Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu khó khăn như hiện nay, nếu đánh thuế cao như vậy sẽ ảnh hưởng đến giao thương. Xuất khẩu sẽ bị dừng lại thời gian dài, làm phát sinh ra hàng loạt vấn đề khác như việc làm, thu nhập…”, ông Tư bày tỏ.

Ông Trịnh Đức Minh - Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột - cho biết, trong năm 2024, Mỹ chiếm khoảng 8,6% tổng lượng xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam. Đây là thị trường lớn thứ 3 sau Liên minh châu Âu (41%) và Nhật Bản (8,2%).

Tuy không phải là thị trường lớn nhất, nhưng Mỹ rất quan trọng vì đây là thị trường tiêu thụ cà phê cao cấp và có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là dòng cà phê chế biến sâu như rang xay, hòa tan. Ông Minh bày tỏ, nếu Mỹ đánh mức thuế trên đối với cà phê Việt Nam thì sẽ ảnh hướng rất lớn đến toàn ngành.

Thủ phủ cà phê Việt Nam trước áp lực 'hàng rào' thuế quan Mỹ ảnh 2

Doanh nghiệp lo việc Mỹ áp thuế sẽ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cà phê.

Đắk Lắk là thủ phủ cà phê Việt Nam, có diện tích trồng hơn 210.000 ha, sản lượng hằng năm hơn 520.000 tấn. Hiện cà phê Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng đã xuất đi hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trước đây thuế suất là 0% nên cà phê Việt có nhiều lợi thế khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Nếu bây giờ, Mỹ áp thuế đối với mặt hàng nông sản này thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới ngành hàng cà phê Việt.

Tuy vậy, ông Minh vẫn giữ lạc quan vì phía Việt Nam sẽ đàm phán lại với Mỹ về mức thuế tốt nhất. Về lâu dài, ngành cà phê có thể chuyển hướng tập trung vào các thị trường khác như: Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi tiêu thụ mạnh cà phê Robusta Việt Nam. Điều này sẽ giúp giảm tác động nếu như bị mất một phần thị phần tại Mỹ.

Theo ông Minh, cà phê trên thế giới đang có giá cao. Nguồn cung toàn cầu cũng giảm do các tác động của biến đổi khí hậu… Do vậy, ngành hàng cà phê Việt Nam vẫn có thể ứng phó, thích ứng nếu Mỹ áp thuế đối với mặt hàng cà phê.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

 Dự án gần 7.000 tỷ kết nối Ninh Bình với 3 vùng kinh tế trọng điểm

Dự án gần 7.000 tỷ kết nối Ninh Bình với 3 vùng kinh tế trọng điểm

TPO - Dự án xây dựng tuyến đường kết nối liên vùng giữa Nam đồng bằng sông Hồng - Tây Bắc - Duyên hải Bắc Trung Bộ vừa được HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XV thông qua chủ trương đầu tư, với tổng mức đầu tư lên tới gần 7.000 tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng trở thành động lực mới thúc đẩy liên kết vùng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Sắp có gói tín dụng 500.000 tỷ hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động thuế quan Mỹ

Sắp có gói tín dụng 500.000 tỷ hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động thuế quan Mỹ

TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "Liên quan đến các khó khăn và thách thức hiện nay, đặc biệt là tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ, nhiều doanh nghiệp và lĩnh vực kinh tế trọng yếu đang bị ảnh hưởng, kéo theo tác động đến người lao động. Vì vậy, việc triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng và các chính sách hỗ trợ kịp thời là rất cấp bách".
Thấy gì sau các thương vụ 'chuyển giao bắt buộc' ngân hàng?

Thấy gì sau các thương vụ 'chuyển giao bắt buộc' ngân hàng?

TPO - Luật sư Trương Thanh Đức cho biết: "Việc chuyển giao bắt buộc trước mắt là để giải cứu khó khăn kéo dài, giải quyết tình thế bi đát, dừng hoãn, ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ. Trong tương lai, để tiến tới đích hợp nhất, sáp nhập hay tái cổ phần hoá, cần giữ cố định mô hình ngân hàng mẹ con một chủ". 
Việc doanh nghiệp Việt cần làm ngay khi Mỹ hoãn áp thuế 46%

Việc doanh nghiệp Việt cần làm ngay khi Mỹ hoãn áp thuế 46%

TPO - Trao đổi riêng với PV Tiền Phong, TS. Vũ Thành Tự Anh - Giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam - cho biết, cuộc chơi thương mại toàn cầu đã thay đổi nên Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường và sản phẩm để tránh phụ thuộc vào một thị trường lớn.