Thoái hóa cột sống ngày càng 'trẻ hóa'
Thoái hóa cột sống là căn bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên. Nhưng hiện nay, nhiều người trẻ có thói quen vận động, làm việc không khoa học cũng sớm mắc bệnh này.
Chưa già đã… thoái hóa
Anh Nguyễn Hoàng Hải (33 tuổi, Hà Nội) làm nghề lái xe taxi từ 5 năm nay. Gần đây, anh thấy vùng thắt lưng bị đau nhói thường xuyên, vận động bị hạn chế và khó thực hiện các động tác của cột sống. Tưởng là chứng đau lưng thông thường, anh Hải chỉ dán cao nhưng cả tuần không thuyên giảm nên quyết định đi khám. Đến lúc này, anh mới biết bị mắc chứng thoái hoá cột sống ở vùng thắt lưng.
Mới chỉ là học sinh cấp 2 nhưng Minh Tuệ (14 tuổi, Hải Phòng) đã có biểu hiện của bệnh thoái hoá đốt sống cổ. Thấy con gái kêu đau nhức cổ, chị Mai nghĩ đơn giản là do cháu học nhiều nên mỏi mệt. Nếu không có đợt kiểm tra sức khỏe ở trường thì gia đình Tuệ không bao giờ nghĩ đến trường hợp này. Hỏi ra mới biết, bàn học của Tuệ ở nhà khá thấp so với chiều cao nên Tuệ thường phải cúi đầu thấp mỗi khi đọc, viết. Sau khi biết bệnh của con gái, điều đầu tiên chị Mai làm là đổi ngay một chiếc bàn học mới cho Tuệ. Bên cạnh đó, chị thường nhắc nhở cháu đi đứng thẳng lưng, ngồi học đúng tư thế.
Theo các bác sỹ, vị trí thoái hóa cột sống bao gồm: cổ, lưng, thắt lưng. Nguyên nhân thường gặp là do lão hóa cơ thể, vì thế, bệnh thường xuất hiện ở tuổi 35, 40 trở lên. Tuy nhiên, các yếu tố làm gia tăng và gây “trẻ hóa” bệnh thoái hóa cột sống có thể kể đến như: điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ; làm việc, lao động nặng quá sớm, quá sức; tập luyện không đúng phương pháp; ngồi quá nhiều, ngồi sai tư thế hoặc luôn làm việc ở một tư thế quá lâu… Những người thừa cân béo phì cũng có nguy cơ bị thoái hóa cột sống sớm.
Để nhận biết bệnh thoái hóa cột sống, bạn có thể căn cứ vào một số biểu hiện điển hình sau: Cơn đau tại các vùng cổ, thắt lưng, gáy xuất hiện thường xuyên, âm ỉ, gây hạn chế vận động của cột sống, hay đau tăng khi vận động, dáng đi không bình thường, cong vẹo. Ngoài ra, cơn đau dai dẳng sẽ khiến người bệnh mệt mỏi vì mất ăn, mất ngủ, sức làm việc giảm sút…
Phòng chống và điều trị thoái hóa cột sống
Việc phòng bệnh thoái hóa cột sống cần được thực hiện từ khi còn nhỏ bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, nhất là canxi, vitamin D. Với người làm việc văn phòng, người làm các công việc đòi hỏi phải ngồi lâu, ngồi nhiều (tài xế) khi ngồi làm việc 1 - 2 tiếng phải đứng lên đi lại, vận động nhẹ nhàng thư giãn, làm vài động tác giãn cơ lưng. Người lao động chân tay nên nhớ không mang vác quá sức, không nhấc vật quá nặng, tránh những động tác sai tư thế khi bưng, bê, vác, đẩy… tránh tổn thương cột sống. Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên, vừa sức cũng mang lại lợi ích to lớn cho xương khớp.
Trong điều trị bệnh thoái hóa cột sống, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt, làm việc và sử dụng thuốc hoặc sản phẩm bổ sung. Khi bị những cơn đau hành hạ thì nên nằm nghỉ, thả lỏng người trên giường cứng. Với các cơn đau cấp tính, cần xoa bóp, chườm nóng để làm giảm cơn đau. Khi đã từng bị đau lưng do thoái hoá cột sống một lần thì càng phải giữ gìn, không để tái phát khiến bệnh tình trầm trọng hơn.
Ngoài việc chú ý tới ăn uống và sinh hoạt, người mắc bệnh thoái hóa cột sống nên sử dụng các sản phẩm bổ sung được khuyên dùng như: Glucosamine &MSM - Sụn vi cá mập hay Mega-Cal 1000 giúp tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp, phòng chống và điều trị căn bệnh thoái hóa cột sống. Nhờ bổ sung canxi thiên nhiên, sản phẩm còn có tác dụng chống loãng xương, giúp xương răng cứng chắc, khoẻ mạnh, ngăn chặn các hiện tượng thoái hoá, giòn xương hay các bệnh về xương khớp do thiếu canxi, điều hoà lượng canxi trong máu, giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Xem chi tiết về sản phẩm Glucosamine &MSM - Sụn vi cá mập tại đây
Xem chi tiết về sản phẩm Mega-Cal 1000 tại đây
BS. Hoàng Thị Hằng