Thổ Nhĩ Kỳ đòi NATO xuống nước với Belarus sau vụ ép máy bay hạ cánh

0:00 / 0:00
0:00
Quốc kỳ của các thành viên NATO trước trụ sở của khối tại Bỉ. (Ảnh: Reuters)
Quốc kỳ của các thành viên NATO trước trụ sở của khối tại Bỉ. (Ảnh: Reuters)
TPO - Thổ Nhĩ Kỳ đã thúc ép các đồng minh trong NATO xuống nước với Belarus trong vụ ép một máy bay dân sự hạ cánh để bắt giữ nhà báo đối lập, hai nhà ngoại giao nắm được vấn đề nói với Reuters.

Ngày 26/5, 30 thành viên của NATO đồng ý ra tuyên bố lên án vụ Belarus ép một máy bay chở khách của hãng Ryanair để bắt giữ nhà báo Roman Protasevich, nhưng không đưa ra hành động trừng phạt nào như các nước vùng Baltic và Ba Lan đề xuất.

Tuyên bố cũng mang lời lẽ ít gay gắt hơn phát biểu công khai của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ông Stoltenberg gọi đây là vụ “không tặc nhà nước” và “thái quá”.

Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ quan điểm rằng việc tuyên bố ủng hộ phương Tây trừng phạt Belarus và kêu gọi Belarus thả các tù nhân chính trị là không phù hợp, hai nhà ngoại giao cho biết. Những từ ngữ đe doạ dừng hợp tác giữa NATO và Belarus cũng bị gạch khỏi bản tuyên bố.

Chưa rõ động cơ của Thổ Nhĩ Kỳ là gì khi làm việc làm việc này.

Các nhà ngoại giao cho rằng Ankara có thể đang muốn giữ gìn quan hệ với Nga – nước đồng minh gần gũi nhất của Belarus, đồng thời duy trì quan hệ kinh tế với Belarus thông qua Turkish Airlines khi hãng hàng không này đang có những chuyến bay hằng ngày đến Minsk. Một khả năng nữa có thể là Thổ Nhĩ Kỳ muốn đón dòng du khách Nga vào mùa hè này, sau khi đại dịch COVID-19 ổn thoả.

Số ca mắc COVID-19 vùng phát từ cuối tháng trước và những cảnh báo về đi lại đã làm mất nhiều tour đặt trước, báo hiệu một mùa du lịch thất thu nữa của Thổ Nhĩ Kỳ khi nước này đang muốn kiếm tiền để trả nợ nước ngoài.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ chưa phản hồi đề nghị bình luận.

Một nhà ngoại giao nói rằng ông Stoltenberg đã phải thống nhất với các thành viên để có được tuyên bố cuối cùng, nhằm tránh thể hiện sự chia rẽ trong liên minh.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ khăng khăng đòi hạ tông bản tuyên bố chung khiến nhiều đồng minh NATO như Ba Lan, Lithuania và Latvia thất vọng, vì những nước này đề xuất sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ hơn.

Trong những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành đối tác gây khó khăn hơn cho một số thành viên NATO. Thổ Nhĩ Kỳ mâu thuẫn với Pháp về chính sách với Libya, với Mỹ trong vấn đề Syria, và với Hy Lạp trong vấn đề năng lượng ở Địa Trung Hải.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng mua các tên lửa phòng không của Nga mà NATO nói là sẽ gây bất ổn cho phương Tây.

Mỹ và EU chỉ trích điều mà họ coi là xu hướng độc tài dưới thời Tổng thống Tayyip Erdogan, nhất là sau cuộc đảo chính thất bại năm 2016.

Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ, với quân đội lớn thứ hai trong NATO và nằm ở vị trí chiến lược giữa châu Âu và Trung Đông, đóng vai trò quá quan trọng để EU hay Mỹ có thể bỏ qua.

Ankara nhiều lần nói rằng họ ủng hộ NATO nhưng cũng có quyền theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.