Thổ Nhĩ Kỳ coi 'rồng lửa' S-400 là vũ khí sống còn để tự vệ

Hệ thống S-400. Ảnh: Tass
Hệ thống S-400. Ảnh: Tass
TPO - Hợp đồng mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 Nga đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuyên bố trên được đưa ra bởi Omer Celik - đại diện Đảng Công lý và Phát triển của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, theo Tass.

Trước đó, Phó Chủ tịch đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP) Veli Agbaba đã cáo buộc lãnh đạo đương nhiệm của Ankara thực hiện “chính sách đối ngoại không nhất quán, biến Thổ Nhĩ Kỳ thành quốc gia bất cẩn nhất trong khu vực”.

Đáp lại, ông Omer Celik cho biết “lập trường của CHP về vấn đề hệ thống phòng không S-400 không phản ánh lợi ích quốc gia”.

“Đảng CHP chỉ đang cố gắng bảo vệ lý lẽ của Mỹ”, ông Celik nói. “Hệ thống S-400 là yếu tố cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ”.

Theo Haberturk, lô S-400 đầu tiên hiện đang được Nga chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp sự phản đối kịch liệt của Mỹ.

Washington tuyên bố sẽ loại Ankara ra khỏi chương trình F-35 nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục theo đuổi thương vụ S-400 với Nga. Theo các quan chức Mỹ, hệ thống tên lửa phòng không Nga có thể là mối đe dọa đối với các máy bay chiến đấu F-35 mà Thổ Nhĩ Kỳ đã mua trước đó.

Tin tức về các cuộc đàm phán Nga-Thổ Nhĩ Kỳ về việc cung cấp các hệ thống S-400 xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 11/2016.

Tháng 9/2017, Tổng thống Erdogan tuyên bố Ankara đã ký hợp đồng với Moscow về việc mua hệ thống S-400 và đã thanh toán trước.

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết Ankara sẽ bắt đầu triển khai hệ thống S-400 vào tháng 10/2019.

Theo Tập đoàn Rostec, thỏa thuận nói trên trị giá 2,5 tỷ đô la.

Theo Theo Tass
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.