Thiếu tướng Lê Văn Cương: Mất niềm tin vào thanh niên là tự đánh mất mình

0:00 / 0:00
0:00
TPO - “Nếu chúng ta mất niềm tin vào thanh niên là tự đánh mất mình, người lớn phải là cái khuôn giúp thanh niên trưởng thành”, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược - Bộ Công an nói.

Ngày 29/12, T.Ư Đoàn tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý, hiến kế của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội để xây dựng dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII. Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của anh Bùi Quang Huy, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn.

Giáo dục phải chạm vào trái tim người trẻ

GS. Hoàng Chí Bảo- nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận T.Ư đánh giá, Đại hội Đoàn toàn quốc là một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, không chỉ thu hút sự quan tâm của giới trẻ mà toàn xã hội. Dư luận xã hội quan tâm Đoàn Thanh niên đề ra phương hướng hoạt động, quan điểm, tầm nhìn, nhất là giải pháp sáng tạo như thế nào để tạo ra một bước phát triển mới cho thế hệ trẻ Việt Nam, góp phần vào thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh.

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Mất niềm tin vào thanh niên là tự đánh mất mình ảnh 1

Anh Bùi Quang Huy, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn chủ trì hội nghị

Vì thế, theo ông, cần xây dựng Văn kiện Đại hội có tầm, hạn chế các khẩu ngữ. “Văn kiện Đại hội là báo cáo tổng kết lý luận, thực tiễn về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, làm nổi bật được sự đổi mới, hội nhập, tạo ra khát vọng cống hiến của từng người trẻ gắn với khát vọng đất nước hùng cường.” - GS. Hoàng Chí Bảo nói.

Cũng theo GS Bảo, thế hệ Z và Alpha rất hiện đại, có thể tạo ra xu hướng trong cuộc cách mạng 4.0, vì vậy khi đánh giá về thanh niên không thể lấy tiêu chí của thế hệ mình áp đặt cho thế hệ mới, mà phải thấu hiểu, thấu cảm thanh niên.

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Mất niềm tin vào thanh niên là tự đánh mất mình ảnh 2

GS. Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận T.Ư trao đổi tại hội nghị

“Tuổi trẻ rất phản ứng với kiểu giáo dục hành chính, khô khan, giáo điều. Nếu chúng ta truyền được cảm hứng, chạm đến trái tim của mỗi bạn trẻ thì đạt hiệu quả giáo dục rất sâu sắc, lan tỏa”, GS. Hoàng Chí Bảo nói.

GS. Hoàng Chí Bảo cho rằng, bên cạnh việc đánh giá tích cực về thế hệ trẻ thì cũng cần nhìn nhận đến nhược điểm. “Người sinh sau đẻ muộn, cách xa quá khứ, thì hiểu biết về lịch sử sẽ không đầy đủ. Nếu để khoảng trống này thì sẽ rất khó giáo dục lý tưởng, chính trị cho thế hệ trẻ”, vị giáo sư nhấn mạnh.

Vì thế, GS. Hoàng Chí Bảo cho rằng, giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ ngày nay rất quan trọng. Tuy nhiên, phương thức giáo dục thế nào cho hiệu quả cũng là điều quan trọng không kém. “Tuổi trẻ rất phản ứng với kiểu giáo dục hành chính, khô khan, giáo điều. Nếu chúng ta truyền được cảm hứng, chạm đến trái tim của mỗi bạn trẻ thì đạt hiệu quả giáo dục rất sâu sắc, lan tỏa”, GS. Bảo nói.

Sống trách nhiệm với bản thân mình

Thiếu tướng, PGS, TS. Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược - Bộ Công an cho rằng, đánh giá về thanh niên hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều. Bởi thế, theo ông cần nhận thức đúng về thanh niên hiện nay. “Nếu chúng ta mất niềm tin vào thanh niên là tự đánh mất mình, người lớn phải là cái khuôn giúp thanh niên trưởng thành”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh.

Bàn về công tác giáo dục của Đoàn, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, cần tập trung giáo dục thanh niên 3 nội dung: sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc; chấp hành pháp luật; ứng xử văn hóa. Trong đó, giáo dục thanh niên sống có trách nhiệm với bản thân là nội dung đặt lên hàng đầu. Đây chính là giáo dục lý tưởng cho mỗi bạn trẻ.

“Chúng ta phải giáo dục các bạn trẻ có trách nhiệm với bản thân trước đã. Bởi nếu không có trách nhiệm với chính bản thân mình thì không thể có trách nhiệm với gia đình, xã hội”, Thiếu tướng Cương nhấn mạnh.

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Mất niềm tin vào thanh niên là tự đánh mất mình ảnh 3

Thiếu tướng Lê Văn Cương

Thiếu tướng Lê Văn Cương đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ Đoàn và cho rằng “đây là khâu đột phá, có ý nghĩa chiến lược cơ bản, lâu dài”. Theo ông, ở đâu có cán bộ Đoàn năng nổ, giỏi thì ở đó công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi phát triển.

“Chúng ta phải giáo dục các bạn trẻ có trách nhiệm với bản thân trước đã. Bởi nếu không có trách nhiệm với chính bản thân mình thì không thể có trách nhiệm với gia đình, xã hội”, Thiếu tướng Cương nhấn mạnh.

Thiếu tướng cũng đề nghị, trong nhiệm kỳ này bên cạnh giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ đoàn, cần giúp họ bồi dưỡng, phát triển các kiến thức, kỹ năng về khoa học và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý.

Về khẩu hiệu hành động của Đại hội, Thiếu tướng Lê Văn Cương đề xuất: Khát vọng, trách nhiệm, tiên phong, sáng tạo. “Tiêu chuẩn đánh giá một con người là khát vọng vươn tới sự hoàn chỉnh. Con người không có khát vọng thì không có động lực vươn lên”, ông nói và khẳng định, khát vọng đặc biệt quan trọng với người trẻ.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy cho biết, từ những yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, yêu cầu của sự phát triển và những vấn đề của thế hệ trẻ hiện nay, tổ chức Đoàn cần phải có cách tiếp cận mới. Đồng thời phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thực hiện nhiệm vụ chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng, phát huy, tạo môi trường rèn luyện cho thế hệ trẻ trở thành những con người mới XHCN, thực hiện mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Anh Bùi Quang Huy trân trọng tiếp thu ý kiến đầy tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội. Anh Huy cho biết, qua những ý kiến, hiến kế của các chuyên gia, T.Ư Đoàn tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và làm rõ hơn các vấn đề về: vai trò của tổ chức Đoàn trong bối cảnh mới, tình hình mới, đặc biệt là trong cuộc cách mạng 4.0; vai trò của trí thức trẻ, vai trò của HSSV, đoàn viên trong trường học… Anh Huy cho biết thêm, để có được Văn kiện Đại hội Đoàn hoàn chỉnh, T.Ư Đoàn triển khai qua nhiều khâu, nhiều bước, tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của chuyên gia, nhà khoa học, quản lý, đoàn viên, thanh niên và mọi tầng lớp nhân dân.

MỚI - NÓNG