Thị trường trái phiếu héo hắt dù lãi cao gấp 3 gửi ngân hàng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Dù có lãi suất cao hơn gấp 2, 3 lần so với lãi suất tiết kiệm nhưng kênh trái phiếu doanh nghiệp vẫn đìu hiu trong 2 tháng đầu năm.

Theo dữ liệu của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, tính từ đầu năm tới ngày 26/2, thị trường mới ghi nhận 6 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp, gồm 2 đợt phát hành ra công chúng và 4 đợt phát hành riêng lẻ, với tổng giá trị 5.350 tỷ đồng.

Lãi suất mà các doanh nghiệp phát hành đưa ra khá hấp dẫn cho các kỳ đầu. Cụ thể, lãi suất trong 2 kỳ đầu lần lượt là 11%/năm và 15%/năm. Lãi suất trong 4 kỳ đầu của BOT Ninh Thuận là 10,5%/năm. Lãi suất cho các kỳ sau thường là 4 - 4,5% cộng với trung bình lãi suất tiết kiệm 12 tháng của nhóm ngân hàng Big 4…

Thị trường trái phiếu héo hắt dù lãi cao gấp 3 gửi ngân hàng ảnh 1

Trái phiếu lãi suất cao nhưng vẫn không hấp dẫn nhà đầu tư.

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp của nhóm ngân hàng đang dao động ở mức 5-7%/năm, trong khi con số này ở nhóm doanh nghiệp phi tài chính là 7-12% tùy theo mức độ rủi ro hoặc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp.

Nếu so với giai đoạn bùng nổ 2021 - 2022 của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất trái phiếu đã giảm đáng kể từ mức hơn 20%/năm. Tuy vậy, mức lãi suất trái phiếu hiện tại mà các doanh nghiệp phát hành đưa ra vẫn khá hấp dẫn, thậm chí mang lại lợi nhuận gấp đôi lãi tiền gửi ngân hàng.

Dù mang lại lợi nhuận khá cao nhưng thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa sôi động trở lại trong 2 tháng đầu năm, từ cả phía doanh nghiệp phát hành lẫn phía nhà đầu tư.

Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, thời điểm thị trường chững lại, phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong 2 tháng đầu năm tăng trưởng tốt hơn nhưng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp vẫn rất nhỏ nếu so với giai đoạn năm 2021 và năm 2022.

Trong khi đó, kể từ tháng 1, những quy định còn lại của Nghị định 65 đã có hiệu lực khiến nhiều nhà đầu tư cá nhân bị loại khỏi sân chơi trái phiếu doanh nghiệp trong khi những người chơi lớn như các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư,… vẫn e ngại tham gia thị trường.

Song song với đó, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn rất lớn trong năm. Nhiều tổ chức phát hành có khả năng trả nợ ở mức rất yếu, đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán trong khi một số tổ chức phát hành được thành lập chỉ cho mục đích huy động vốn, hầu như không có doanh thu và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ lên niềm tin vốn đang mong manh của nhiều nhà đầu tư.

Theo báo cáo của các tổ chức, giá trị trái phiếu có rủi ro cao sẽ chậm trả gốc, lãi trong năm nay là 40.000 tỷ đồng, chiếm 19% lượng trái phiếu đáo hạn. Con số này thấp hơn đáng kể so với 147.000 tỷ đồng trái phiếu chậm trả gốc, lãi phát sinh trong năm 2023...

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.