Thêm nhiều nước châu Âu cân nhắc phong toả vì COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Một khu chợ Giáng sinh ở Hamburg (Đức) vắng khách vì chỉ những người đã tiêm vắc xin hoặc vừa khỏi COVID-19 mới được vào mua sắm. Ảnh: Reuters
Một khu chợ Giáng sinh ở Hamburg (Đức) vắng khách vì chỉ những người đã tiêm vắc xin hoặc vừa khỏi COVID-19 mới được vào mua sắm. Ảnh: Reuters
TPO - Áo là quốc gia châu Âu đầu tiên quyết định phong toả toàn quốc để kiểm soát làn sóng COVID-19, thay vì chỉ áp lệnh hạn chế với những người chưa tiêm vắc xin. Sau Áo, một số quốc gia khác như Đức, Slovakia, Cộng hoà Séc cũng đang thảo luận về khả năng "đóng cửa" tương tự.

Châu Âu đang một lần nữa trở thành điểm nóng COVID-19, chiếm hơn một nửa số ca tử vong do COVID-19 trên toàn cầu trong tháng này, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Bốn quốc gia có tỷ lệ số ca mắc mới cao nhất thế giới trong tuần qua là Áo và 3 quốc gia giáp biên giới với nước này là Slovakia, Slovenia và Cộng hòa Séc.

Bắt đầu từ ngày 22/11, Áo áp lệnh phong toả toàn quốc đối với cả những người đã tiêm vắc xin. Cùng ngày, Cộng hoà Séc và Slovakia bắt đầu cấm những người chưa tiêm chủng đến khách sạn, quán rượu, tiệm làm tóc và các sự kiện công cộng.

Văn phòng của Thủ tướng Heger cho biết ông “nhận thấy phải giải quyết tình hình này ngay lập tức để người dân có một Giáng sinh êm đềm hơn”.

Tuy nhiên, chưa đầy một ngày sau khi áp dụng quy định mới, Chính phủ Slovakia đã úp mở về khả năng phong toả toàn quốc giống nước láng giềng Áo. Thủ tướng Eduard Heger tuyên bố ông đang nghiêm túc xem xét phương án này, và dự kiến sẽ đưa ra thảo luận vào cuối tuần. Văn phòng của Thủ tướng Heger cho biết ông “nhận thấy phải giải quyết tình hình này ngay lập tức để người dân có một Giáng sinh êm đềm hơn”. Số ca mắc mới COVID-19 ở quốc gia 5,4 triệu dân này đã chạm mốc kỷ lục vào ngày 20/11, với 9.171 ca.

Tại Séc, sự gia tăng số ca bệnh xảy ra trong bối cảnh chuyển giao quyền lực sau cuộc bầu cử tháng 10. Cả chính quyền sắp mãn nhiệm và chính quyền mới đều không mặn mà với phương án “đóng cửa” toàn quốc, dù hiệp hội các bác sĩ Séc hôm 22/11 đã kêu gọi phong toả diện rộng trước khi tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát.

Václav Hořejší, một nhà di truyền học và miễn dịch học hàng đầu dự đoán sẽ có thêm vài nghìn người tử vong vì COVID-19 trong những tuần tới nếu chính quyền không áp dụng lệnh phong toả.

Theo số liệu thống kê của chính phủ hai nước, những người chưa chủng ngừa chiếm tới gần 70% số ca bệnh nặng ở Séc, và khoảng 80% ở Slovakia.

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) cho biết Slovakia có tỷ lệ tiêm chủng đủ liều thấp thứ ba trong khối với 45,3%. Tỷ lệ này ở Séc là 58%, cũng thấp hơn mức trung bình của EU là 65,5%.

Ngoài Séc và Slovakia, câu hỏi nên hay không nên phong toả cũng đang khiến những nhà lãnh đạo Đức đau đầu.

Bộ trưởng Y tế Đức - Jens Spahn cảnh báo rằng vào cuối mùa đông năm nay, “có thể chia tất cả người dân Đức thành ba nhóm: đã tiêm phòng, đã khỏi bệnh hoặc đã chết”.

Phát biểu tại Berlin, ông Spahn cho biết: “Chúng ta sẽ đạt được miễn dịch. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ miễn dịch nhờ tiêm chủng hay do nhiễm bệnh. Chúng tôi khuyên bạn hãy tiêm chủng.”

Bộ trưởng Spahn không loại trừ khả năng phong toả, nhưng ông cho biết việc này có thể sẽ được áp dụng theo từng khu vực.

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 22/11 thừa nhận tình hình “rất căng thẳng”. Đây là đợt dịch tồi tệ nhất ở Đức từ trước đến nay, bà Merkel nói. Số ca mắc mới trên 100.000 dân trong bảy ngày ở Đức đã lên tới 399,8 ca/100.000 dân vào thứ Ba, 23/11.

Nữ thủ tướng sắp mãn nhiệm cảnh báo rằng các bệnh viện sẽ sớm rơi vào tình trạng quá tải nếu làn sóng dịch thứ tư không được kiểm soát. Bà kêu gọi 16 bang của Đức áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn nữa để ngăn chặn sự lây lan.

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 22/11 thừa nhận tình hình “rất căng thẳng”. Đây là đợt dịch tồi tệ nhất ở Đức từ trước đến nay, bà Merkel nói. Số ca mắc mới trên 100.000 dân trong bảy ngày ở Đức đã lên tới 399,8 ca/100.000 dân vào thứ Ba, 23/11.

Đức, giống như nhiều nước châu Âu khác, đang khuyến khích người dân tiêm vắc xin liều tăng cường. Nhưng quốc gia này đang đối mặt với tình trạng cạn kiệt nguồn cung vắc xin Pfizer-BioNTech.

Ngày 18/11, Đức chỉ tiêm được 553.000 liều vắc xin. Trong số đó, có tới 75% là mũi tiêm tăng cường. Tỷ lệ dân số tiêm vắc xin đủ liều ở Đức hiện mới chỉ đạt khoảng 68%.

Sự gia tăng số ca bệnh ở Đức và ở nước láng giềng Đan Mạch đã buộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ phải khuyến cáo người dân không nên đi du lịch đến hai quốc gia này.

Theo Reuters, Straitstimes
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.