Thế khó của đội tàu sân bay Trung Quốc

Tàu sân bay Trung Quốc thứ hai mang tên Sơn Đông
Tàu sân bay Trung Quốc thứ hai mang tên Sơn Đông
TPO - Trung Quốc đã biên chế tàu sân bay thứ hai, mang tên Sơn Đông, trong khi đang đóng chiếc thứ ba. Câu hỏi đặt ra là tương lai và hình hài đội tàu sân bay Trung Quốc cũng như đội chiến đấu cơ trên hạm sẽ ra sao?

Đã có nhiều đồn đoán rằng Trung Quốc sẽ thay thế các tiêm kích trên tàu sân bay J-15 bằng tiêm kích J-31, một loại máy bay có kích cỡ tương tự F-35 của Mỹ và do đó có vẻ phù hợp với một tiêm kích trên hạm.

Tuy nhiên, theo một bản tin của South China Morning Post, Quân ủy trung ương Trung Quốc nghiêng về tiêm kích J-20 hơn so với J-31 trong vai trò tiêm kích trên hạm. Máy bay J-20 là loại tiêm kích hạng nặng, ra đời trong giai đoạn nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc phải vật lộn để cải thiện tình trạng không thể tự sản xuất động cơ cho chiến đấu cơ tàng hình nhằm đủ sức cạnh tran với máy bay phương Tây.

Máy bay nặng đồng nghĩa khó cất cánh trên các tàu sân bay STOBAR (tàu sử dụng boong cất cánh kiểu nhảy cầu), nếu không muốn nói là không thể, buộc phải giảm số lượng vũ khí mang theo. Máy bay do đó phải thực hiện hoán cải, sửa đổi để phù hợp thực tiễn, hoặc bản thân các con tàu phải sửa đổi, hoặc quân đội Trung Quốc đã có ý tưởng khác trong đầu.

Vì thế ý tưởng ưu tiên tiêm kích J-20 rất có thể liên quan đến việc trang bị các tàu sân bay CATOBAR (tàu có trang bị máy phóng máy bay, như trên các hàng không mẫu hạm Mỹ). Và các nhà hoạch định Trung Quốc có vẻ muốn có một may bay vượt trội nếu so với F/A-18 hay Rafale của Mỹ và Pháp trong các cuộc không chiến, cho dù khả năng ít bộc lộ trước radar cũng như các cảm biến cực mạnh của F-35 giúp nó có lợi thế trước chiếc tiêm kích tàng hình của Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc (PLAN) hiểu hạn chế của hệ thống STOBAR và hiện đang tiến hành nghiên cứu phát triển hệ thống phóng máy bay tại căn cứ không quân Hoàng Đế Thôn ở tỉnh Liêu Ninh.

Theo chuyên gia James McLaren của Diplomat, các tàu sân bay trong tương lai của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ được trang bị máy phóng máy bay, mặc dù có vẻ vẫn dùng hệ động lực công ước, tức không phải tàu sân bay hạt nhân như các tàu Mỹ. Và đây có thể lại là vấn đề, khi con tàu sử đụng động cơ diesel khó có thể đủ điện năng phục vụ máy phóng máy bay. Nhưng ít nhất trong quá trình vận hành PLAN sẽ rút ra được nhiều bài học trong việc vận hành tàu sân bay, tích hợp bản thân con tàu và đội tiêm kích trên hạm của nó.

MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.