Tham vọng dẫn đầu và vị thế đã được xác lập
Thế Giới Di Động luôn thể hiện tinh thần tiên phong, sáng tạo và từ trong phát ngôn của những người đứng đầu tới cách thể hiện trong mọi hoạt động, DN này không giấu tham vọng trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ công nghệ.
Tham vọng này không hề viển vông, khi về mặt doanh thu, Thế Giới Di Động thường tăng gấp 3 lần và lợi nhuận gấp 8 lần đối thủ số 2, hiện chiếm 30% thị phần điện thoại di động và 6% thị phần điện máy chính hãng. Trong khi đó về độ phủ, DN cũng sở hữu số lượng chuỗi nhiều nhất với hơn 500 cửa hàng Thế Giới Di Động và hơn 50 siêu thị Điện máy Xanh.
Tuy nhiên, “danh xưng” này chỉ được xác lập và ghi nhận khi mới đây, công ty lại tiếp tục lần thứ 6 được vinh danh trong Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương do tạp chí Retail Asia bình chọn. Đặc biệt, bằng việc tăng 135 bậc so với năm ngoái và vượt qua những tiêu chí khắt khe của hệ thống đánh giá, thương hiệu này đã được ghi nhận là nhà bán lẻ công nghệ số một tại Việt Nam.
Không chỉ dẫn đầu về doanh số, quy mô và khẳng định bởi giải thưởng danh giá, Thế Giới Di Động trong ngành bán lẻ xưa nay đã được “ghi dấu” trong lòng khách hàng bởi chất lượng phục vụ khách hàng tốt nhất và những trải nghiệm mua sắm tại điểm bán hoàn toàn khác biệt, vượt trội
Thử thách bảo vệ ngôi vương
Dẫu “ngôi vương” đã được xác lập nhưng theo những thông tin mới nhất từ DN này, cuộc chơi chưa dừng lại ở đó. Thế Giới Di Động đang tự mình tạo ra những áp lực để nỗ lực vươn lên tầm cao mới.
Quá trình đô thị hóa và mức sống tăng cao đã góp phần đẩy nhanh nhu cầu sở hữu mới các sản phẩm điện máy, công nghệ. Với tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn, không quá khó để nhận ra lý do mà khá nhiều ông lớn đã quyết định nhảy vào sân chơi này dù thị trường bán lẻ điện máy luôn là cuộc đua tranh khốc liệt.
Hiện nay, các cửa hàng nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số thị phần của toàn ngành, với 40% thị phần điện thoại chính hãng và 55% thị phần điện máy chính hãng. Trong tương lai, “miếng bánh” dành cho các cửa hàng này sẽ ngày càng thu hẹp lại với xu hướng tiêu dùng đang thay đổi theo hướng hiện đại hơn. Để bảo vệ ngôi vương, người dẫn đầu cũng không hẳn là không có lý do để tiếp tục “đau đầu”. Thế Giới Di Động phải tiếp tục tăng trưởng bằng cách “bành trướng” quy mô, nhân rộng cửa hàng, siêu thị song song với việc triển khai mô hình Online đa kênh (Ommi channel) để phủ rộng mặt trận Online, đồng thời tấn công mở sâu chuỗi Offline nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh từ nhiều hướng. Song song với đó, sức mạnh của người dẫn đầu có tiếp tục được củng cố hay không nằm ở khả năng vượt qua những thử thách lớn.
Thử thách nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng
Công nghệ luôn thay đổi và khách hàng luôn luôn có những yêu cầu cao hơn. Điều đó cũng đặt ra những yêu cầu cấp thiết cho các DN bán lẻ trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng tại cửa hàng. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, Thế Giới Di Động đã liên tục nghiên cứu nâng cấp mô hình bố trí cửa hàng, cải thiện quy trình phục vụ và nâng cấp website mới sau mỗi 6-12 tháng để đem lại không gian trải nghiệm sản phẩm và hình thức mua sắm tiện lợi, trực quan nhất cho khách hàng. Với sự gia nhập mới của nhiều đối thủ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, đây sẽ cũng sẽ là bài toán đau đầu cho Thế Giới Di Động để luôn duy trì được sự mới mẻ và sáng tạo trong việc nâng cao trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng.
Thử thách chinh phục trái tim người tiêu dùng
Ông Trần Kinh Doanh, Tổng Giám đốc Thế Giới Di Động đã từng khẳng định, ông không quan tâm tới đối thủ cạnh tranh vì “đại dương xanh” còn lớn. Cái khó là “chiều lòng” khách hàng thế nào. Đã từng được trao giải “Nhà bán lẻ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng tốt nhất”, Thế Giới Di Động vẫn cố gắng hoàn thiện mỗi ngày để giữ vững danh hiệu và đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Sự thông suốt thông điệp, triết lý và nhất quán hành động, thể hiện phong cách trong 13.550 nhân viên trên toàn quốc là thách thức không hề nhỏ và đó là một nỗ lực không có điểm dừng của DN này.
Thách thức này được thiết lập với việc xây dựng cơ chế thưởng cho nhân viên dựa trên chỉ số hài lòng của khách hàng, hoàn toàn đi ngược lại với mô hình kinh doanh điển hình trong ngành bán lẻ, vốn chú trọng vào doanh số. Nhân viên bán hàng tại đây sẽ được thăng cấp hay khen thưởng dựa trên số lượng khách hàng hài lòng nhiều nhất thay vì doanh số cao nhất. Với hướng đi này, Thế Giới Di Động luôn đạt được sự tin tưởng từ khách hàng. Tuy nhiên, thử thách sẽ càng lớn hơn khi khách hàng ngày một đòi hỏi, yêu cầu cao hơn từ những gì DN đã thể hiện.
Dù là đơn vị dẫn đầu, Thế Giới Di Động vẫn tự nhìn nhận hành trình này chưa phải là kết thúc mà chỉ là điểm khởi đầu cho những “đỉnh chinh phục” cao hơn. Để vượt qua được “cái bóng” của chính mình, DN này cần đặt mình vào vai trò khách hàng để cải thiện hơn nữa. Gốc rễ của bán lẻ vẫn là từ khách hàng và dù đi về đâu thì khách hàng cũng là đích đến quan trọng nhất.