THẾ GIỚI 24H: Mưa lớn chưa từng có trong 100 năm, nhiều nước châu Âu ngập lụt nghiêm trọng

0:00 / 0:00
0:00
Ngôi làng Insol tại Rhineland-Palatinate chìm trong nước lũ ngày 15/7. Ảnh: CNN
Ngôi làng Insol tại Rhineland-Palatinate chìm trong nước lũ ngày 15/7. Ảnh: CNN
TPO - Mưa lớn đã gây lũ lụt nghiêm trọng tại một số quốc gia Tây Âu. Cảnh sát Đức ngày 15/7 xác nhận đã có 33 người thiệt mạng và nhiều người mất tích.

Thiệt hại vì lũ lụt cũng được ghi nhận tại Bỉ, Hà Lan và Luxembourg. Vùng North-Rhine Westphalia, Rhineland-Palatinate và Saarland chịu tác động nặng nề nhất vì ngập lụt. Trực thăng và binh sĩ đã được triển khai đến một số khu vực để cứu trợ người dân mắc kẹt trên mái nhà. Nhiều trường học buộc phải đóng cửa, giao thông bị gián đoạn. Mưa lớn đã khiến nhiều con sông vỡ bờ gây ngập lụt. Thủ tướng Đức Angela Merkel đang ở thăm Mỹ đã bày tỏ bà “sốc trước thảm họa này”. Láng giềng của Đức là Bỉ còn hứng chịu lũ quét và ghi nhận 4 người tử vong. Tờ Le Soir (Bỉ) đưa tin gần 2.000 người đã được sơ tán tại thị trấn Chaudfontaine.

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 538.000 ca bệnh COVID-19 và trên 8.100 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay là trên 189,6 triệu ca, trong đó trên 4,08 triệu ca tử vong. Indonesia liên tục đứng đầu thế giới về ca mắc mới trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh các ca bệnh tăng nhanh ở nhiều nước, ngày 15/7, Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo những biến thể mới gây lo ngại của virus SARS-CoV-2 có thể lây lan toàn cầu, gây khó khăn hơn cho nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Trong một tuyên bố, ủy ban trên cho biết đại dịch COVID-19 chưa biết khi nào mới chấm dứt, đồng thời nhấn mạnh khả năng cao các biến thể mới và có thể nguy hiểm hơn sẽ xuất hiện, lây lan toàn cầu và khó kiểm soát.

Ngày 15/7, tờ New York Times (Mỹ) đưa tin cảnh sát đã bắt giữ ông Dimitri Herard - đội trưởng bảo vệ an ninh của Tổng thống Haiti Jovenel Moise, người bị ám sát hồi tuần trước. Nguồn tin cho biết thông tin trên đã được người phát ngôn cơ quan cảnh sát quốc gia xác nhận. Các công tố viên đang điều tra lý do tại sao lực lượng an ninh tại dinh thự tổng thống đã không kháng cự mạnh mẽ hơn khi những kẻ tấn công đột nhập và ám sát tổng thống. Trước đó, văn phòng công tố Haiti cho biết ông Dimitri Herard và ông Jean Laguel Civil - người điều phối an ninh của Tổng thống đều không xuất hiện tại toà theo lệnh triệu tập của văn phòng trên trong 2 ngày 13 và 14/7.

Washington đang xem xét khả năng thiết lập đường dây để liên hệ trực tiếp với Bắc Kinh, tương tự "đường dây nóng" từng tồn tại trong quan hệ Mỹ - Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh. CNN dẫn một số nguồn tin thân cận cho biết chính quyền ông Biden đang muốn phát triển một công cụ liên lạc nhanh chóng, để góp phần giảm nguy cơ xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Một đường dây nóng tới Bắc Kinh sẽ cho phép Tổng thống Joe Biden hoặc các quan chức an ninh cấp cao lập tức gửi tin nhắn cùng với thông điệp đã được mã hóa tới Chủ tịch Tập Cận Bình và đội ngũ Trung Quốc.

Một người đàn ông ở tây nam Trung Quốc đã nhập viện sau khi mắc cúm gia cầm H5N6, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ngày 15/7. Giới chức địa phương đã kích hoạt hệ thống ứng phó khẩn cấp và khử trùng khu vực. Theo China Global Television Network, nguy cơ lây lan diện rộng trên người là không cao. Tính đến tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận 32 ca mắc H5N6 trên người, trong đó có 19 ca tử vong. Ca mắc H5N6 gần nhất được ghi nhận tại tỉnh Tứ Xuyên từ ngày 13/5.

Thái Lan tiếp tục mở cửa thêm 3 hòn đảo cho du khách quốc tế đã tiêm vaccine Covid-19, bất chấp ca nhiễm mới không ngừng gia tăng tại nước này do biến chủng Delta gây ra. Nằm trong nỗ lực phục hồi ngành du lịch bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid-19, các hòn đảo thuộc tỉnh Surat Thani, Thái Lan, gồm Koh Samui, Koh Phangan and Koh Tao mở cửa vào hôm 15/7, AFP đưa tin. Các điều kiện nhập cảnh đối với ba hòn đảo nói trên có phần nghiêm ngặt hơn những điều kiện được áp dụng theo chương trình “Hộp cát Phuket” được triển khai từ ngày 1/7.

Ngày 15/7, Thủ tướng được chỉ định của Lebanon Saad al-Hariri tuyên bố từ bỏ nhiệm vụ thành lập nội các mới, sau cuộc gặp với Tổng thống Michel Aoun. Trao đổi với báo giới ông al-Hariri cho biết: "Rõ ràng là chúng tôi sẽ không thể đạt đồng thuận với Tổng thống Aoun. Đó là lý do tại sao tôi xin rút khỏi nhiệm vụ thành lập chính phủ." Trước đó một ngày, ông al-Hariri cho biết đã trình danh sách nội các lên Tổng thống Aoun và chờ phản hồi của nhà lãnh đạo này. Lebanon đã lâm vào tình trạng bế tắc chính trị kéo dài suốt 9 tháng qua. Việc ông al-Hariri được chỉ định thành lập nội các đã làm dấy lên hi vọng sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng quốc tế hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng tại quốc gia này.

Ngày 15/7, Nam Phi đã tập trung lực lượng quân đội dự bị sẵn sàng trong nỗ lực dập tắt nạn cướp bóc vốn tàn phá nguồn cung cấp thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác trên khắp đất nước cũng như giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế của nước này. Trước đó 1 ngày, hôm 14/7, chính phủ Nam Phi công bố sẽ huy động khoảng 25.000 binh sỹ để giải quyết tình trạng khẩn cấp. Đây là con số lớn gấp 10 lần kế hoạch triển khai ban đầu.

MỚI - NÓNG
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
TPO - Hoa hậu Ngọc Hân vừa nhận tin trúng tuyển với số điểm 14, xếp thứ 5 trong số các học viên của chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam.