Thành phố vàng bị thất lạc

0:00 / 0:00
0:00
Toàn cảnh "thành phố vàng bị thất lạc"
Toàn cảnh "thành phố vàng bị thất lạc"
TP - Ai Cập đã phát hiện một thành phố cổ đại lớn mà được các chuyên gia coi là “khám phá quan trọng nhất kể từ lăng mộ của Tutankhamun”.

Nhà Ai Cập học Zahi Hawass đã gọi phát hiện ở tỉnh Luxor này là “thành phố vàng bị thất lạc”. “Đoàn khai quật, dẫn đầu bởi tiến sĩ Hawass đã tìm thấy thành phố bị chôn vùi dưới các đụn cát”, theo lời tuyên bố của đội khảo cổ. “Thành phố đã 3.000 năm tuổi, có từ thời trị vì của Amenhotep III, và tiếp tục được quản lý bởi vua Tutankhamun và Ay”.

Cho tới lúc được phát hiện, thành phố vẫn trong tình trạng tốt, với tường nhà đứng vững, một tiệm bánh với lò nướng, và nhiều căn phòng chứa những dụng cụ đời thường. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy trang sức như nhẫn, đồ gốm màu và những con dấu của Amentohep.

Chỉ trong vài tuần khai quật, đội đã phát hiện “những công trình bằng gạch bùn ở mọi ngả”, tiến sĩ Hawass cho biết. “Đường phố của nơi này được bao quanh bởi nhiều ngôi nhà, một số có tường nhà cao đến ba mét”.

Thành phố, còn có tên khác là “Sự trỗi dậy của thần Aten”, ước chừng xuất hiện trong khoảng những năm 1390 trước công nguyên, dưới vương triều của vị pharaoh thứ chín Amentohep III.

“Phát hiện này cho phép chúng ta hiểu hơn về cuộc sống người Ai Cập cổ đại vào thời điểm đế chế đang trong thời kì phồn vinh nhất”, Betsy Bryan, giáo sư Nghệ thuật và Khảo cổ tại trường đại học Johns Hopkins ở Baltimore (Mỹ) nói.

MỚI - NÓNG