Giải mã bí ẩn 'thành phố vàng' 3.500 năm tuổi vừa được tìm thấy ở Ai Cập

0:00 / 0:00
0:00
"Thành phố vàng" 3.500 năm tuổi vừa được phát hiện còn nguyên vẹn ở Luxor, Ai Cập.
"Thành phố vàng" 3.500 năm tuổi vừa được phát hiện còn nguyên vẹn ở Luxor, Ai Cập.
TPO - Các nhà khảo cổ Ai Cập vừa công bố phát hiện về "thành phố vàng" 3.500 tuổi bị thất lạc, được xây dựng bởi Pharaoh Amenhotep III, ông nội của Pharaoh Tutankhamun nổi tiếng.

Theo Daily Mail, việc tìm ra "thành phố vàng" 3.500 năm tuổi có thể là phát hiện quan trọng nhất kể từ khi lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun nổi tiếng được khai quật gần một thế kỷ trước.

Giải mã bí ẩn 'thành phố vàng' 3.500 năm tuổi vừa được tìm thấy ở Ai Cập ảnh 1

Phát hiện về "thành phố vàng" được các nhà khảo cổ học công bố ngày 8/4.

Thành phố cổ đại được gọi là Aten, do Pharaoh Amenhotep III, người trị vì Ai Cập cổ đại xung quanh những năm 1390 trước Công nguyên. Sau đó, thành phố này tiếp tục được phát triển dưới thời Pharaoh Tutankhamun, cháu của Amenhotep III.

"Thành phố vàng" được phát hiện ở thành phố Luxor của Ai Cập ngày nay. Khi được khai quật, nó vẫn còn nguyên vẹn các khu dân cư, đường phố và hệ thống an ninh.

Giải mã bí ẩn 'thành phố vàng' 3.500 năm tuổi vừa được tìm thấy ở Ai Cập ảnh 2

Những khu dân cư còn nguyên một số bức tường cao tới 3 mét

Thành phố cổ đại còn có các tiệm bánh, xưởng công cụ và nơi chôn cất động vật và con người, cùng với đồ trang sức, chậu và gạch bùn có hình con dấu của Pharaoh Amenhotep III.

Giải mã bí ẩn 'thành phố vàng' 3.500 năm tuổi vừa được tìm thấy ở Ai Cập ảnh 3

Những viên gạch bùn có hình con dấu của Pharaoh Amenhotep III.

Ban đầu, các nhà khảo cổ học muốn khám phá đền thờ Pharaoh Tutankhamun. Nhưng họ không ngờ lại chạm đến khám phá còn to lớn hơn nhiều.

"Chỉ sau vài tuần, chúng tôi phát hiện dấu vết gạch bùn hướng ra khắp mọi nơi. Nhiều nhà khảo cổ nước ngoài từng cố gắng tìm kiếm thành phố này, nhưng họ chưa bao giờ tìm ra”, nhà khảo cổ Ai Cập Zahi Hawass, người dẫn đầu cuộc tìm kiếm cho biết.

Giải mã bí ẩn 'thành phố vàng' 3.500 năm tuổi vừa được tìm thấy ở Ai Cập ảnh 4

Chữ tượng hình trên một chiếc bình cổ là manh mối để các nhà khảo cổ xác định niên đại của "thành phố vàng".

Theo các nhà khảo cổ, "thành phố vàng" được bảo quản rất tốt, với các bức tường gần như còn nguyên vẹn, những căn phòng chứa đầy các công cụ được sử dụng trong đời sống hàng ngày và nhẫn, bình gốm màu...

"Chúng tôi tìm thấy những ngôi nhà bao quanh các con phố. Một số bức tường 3 mét”, ông Hawass chia sẻ thêm.

Giải mã bí ẩn 'thành phố vàng' 3.500 năm tuổi vừa được tìm thấy ở Ai Cập ảnh 5

Hài cốt người cũng được tìm thấy trong khu vực khảo cổ.

Luxor nổi tiếng có những địa điểm cổ xưa nhất và lâu đời nhất của Ai Cập. Thành phố này còn là nơi tọa lạc của Thung lũng các vị vua.

Khu vực này từng được gọi là "Đại đô thị hàng triệu năm của Pharaoh", vì một số xác ướp và công trình kiến ​​trúc đồ sộ đã được phát hiện ở Luxor từ những năm 1800.

“Phát hiện thành phố bị lãng quên này là khám phá quan trọng bậc nhất kể từ thời tìm ra lăng mộ Pharaoh Tutankhamun. Phát hiện mới không chỉ cho chúng ta biết cuộc sống của người Ai Cập cổ đại vào thời điểm mà vương quốc này đạt đến sự thịnh vượng bậc nhất mà còn giúp chúng ta làm sáng tỏ một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử.

Đó là tại sao Pharaoh Akhenaten và Nữ hoàng Nefertiti quyết định chuyển đến Amarna", Betsy Brian, Giáo sư Ai Cập học tại Đại học John Hopkins ở Mỹ nhấn mạnh.

Theo Daily Mail, cuộc khai quật "thành phố vàng" đã bắt đầu vàng tháng 9/2020. Mục tiêu đầu tiên của các nhà khảo cổ là xác định niên đại của khu định cư, được thực hiện bằng cách sử dụng các dòng chữ tượng hình được tìm thấy trên nắp đất sét của các bình rượu.

Các tài liệu tham khảo lịch sử cho chúng tôi biết khu định cư bao gồm 3 cung điện hoàng gia của Pharaoh Amenhotep III, cũng như trung tâm hành chính và công nghiệp của Đế chế Ai Cập cổ đại.

Theo Daily Mail
MỚI - NÓNG