Thành phố toàn robot

TP - Với diện tích 36 ha, M City được đầu tư 6,5 triệu USD xây dựng tại bang Michigan, Mỹ với cơ sở hạ tầng giống hệt thực tế để thử nghiệm xe hơi không người lái.

Thoạt nhìn, M City có vẻ giống như các thành phố khác trên thế giới với đầy đủ cơ sở hạ tầng như 40 tòa nhà cao tầng (có thể tháo lắp được), cửa hàng, đường rộng 5 làn xe, giao lộ, cầu, gầm cầu, đường sỏi, đường dốc... và cả người đi bộ (robot) vẫy tay khi xe đi qua. M City chỉ thiếu một thứ. Đó là con người.

M City được xây dựng  để cho phép các nhà sản xuất xe tự lái kiểm tra xe của họ trong điều kiện càng gần với thế giới thực càng tốt. Đây là dự án của Trung tâm chuyển đổi di động, Viện nghiên cứu giao thông, thuộc Đại học Michigan phối hợp với Sở Giao thông Michigan và các hãng xe hơi nổi tiếng thế giới như General Motor, Ford, Toyota  thực hiện.

Ông Ryan Eustice, giáo sư  Đại học Michigan và điều tra viên chính trong dự án hợp tác nghiên cứu của Ford với trường đại học này cho biết, mục đích là tìm ra một tỉ lệ để có thể kiểm nghiệm độ an toàn, hiệu quả, năng lượng và khả năng tiếp cận của những chiếc xe hơi không người lái.

Ở thành phố này, người đi bộ cũng là người máy, được thiết kế thỉnh thoảng bước sang  đường để thử nghiệm bộ cảm nhận và phanh tự động của xe không người lái.

Với sự giúp đỡ của Tổng công ty Phát triển Kinh tế Michigan, M City đang xây dựng dự án công nghệ kết nối gần 3.000 xe từ ba năm trước và sẽ triển khai với hơn 9.000 xe được kết nối hoạt động trên khu vực rộng hơn ở Ann Arbor vào tháng 12 tới và kết nối 20.000 xe tại cả vùng đông nam Michigan vào năm 2021. Công việc thử nghiệm đang được tiến hành để đánh giá hành vi của người tiêu dùng và khám phá các cơ hội thị trường.

Kết nối ở đây có nghĩa là các xe có thể “nói chuyện” với nhau theo một tiêu chuẩn được xác định về chất lượng và độ tin cậy bao gồm vị trí, tốc độ và hướng đi với các phương tiện khác và cơ sở hạ tầng xung quanh thông qua thiết bị liên lạc không dây.

Dữ liệu này có thể cảnh báo về các vụ tai nạn giao thông hoặc các tình huống nguy hiểm, như một chiếc xe trượt trên băng quanh một đường cong sắp tới hoặc một chiếc xe hơi có khả năng vượt đèn đỏ ở phía trước.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, khi mô hình này được triển khai trên diện rộng, nó có thể cải thiện đáng kể an toàn, giảm tắc nghẽn giao thông, giảm phát thải, tiết kiệm năng lượng và tối đa hóa khả năng tiếp cận giao thông.

Theo Theo Mail Online
MỚI - NÓNG
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
TPO - Sáng nay 12/12, người dân TPHCM đón ngày mới trong thời tiết mát mẻ, nắng yếu nhưng sương mù tiếp tục bao phủ nhiều nơi. Tham khảo trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual cho thấy, nhiều khu vực tại TPHCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe.