Thanh niên tình nguyện hỗ trợ du khách về dâng hương các Vua Hùng
TPO - Những ngày này, hàng trăm đoàn viên, thanh niên tỉnh Phú Thọ có mặt tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ), tham gia các hoạt động tình nguyện nhằm hỗ trợ du khách và góp phần giữ gìn trật tự, vệ sinh môi trường.
Từ sáng sớm, hàng trăm đoàn viên, thanh niên đến từ Thành Đoàn Việt Trì, Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ, Trường Đại học Hùng Vương và Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đã có mặt tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Thanh niên hỗ trợ người già leo lên các bậc thang.
Ngay từ cổng chính dẫn lên đền Hạ với 225 bậc thang, màu áo xanh thanh niên đã hiện diện, túc trực hỗ trợ. Những du khách lớn tuổi, gặp khó khăn khi di chuyển đều được tận tình giúp đỡ.
Không chỉ hỗ trợ du khách, các đoàn viên, thanh niên còn góp phần giữ gìn trật tự, vệ sinh môi trường tại khu di tích.
Những rác thải bị bỏ không đúng nơi quy định được các đoàn viên, thanh niên thu gom vào túi nilon và mang đến các thùng rác đặt tại Khu di tích.
Đoàn viên, thanh niên hỗ trợ người dân chụp ảnh tại đường lên đền Hạ.
TP - Chợ nổi - một nét điển hình của văn hóa, cuộc sống sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng nay dần chìm, khi đường sông không cạnh tranh được với đường bộ, chợ nổi không cạnh tranh được với các loại chợ trên bờ, trung tâm thương mại, siêu thị. Chợ nổi “chìm dần”, nét văn hoá, cái hồn của miền sông nước cũng mất, điều này đã diễn ra trên thực tế, muốn bảo tồn cần sự vào cuộc của chính quyền.
TP - Dù chợ nổi ở miền Tây nay đã không còn hoàng kim như xưa, một số chợ dần biến mất, nhưng với thương hồ gắn cả đời với sông nước, họ quyết tâm bám trụ, lấy ghe làm nhà, chợ nổi làm quê hương. Chợ nổi Long Xuyên, Ngã Năm là ví dụ.
TP - Hơn 20 năm trước, thương hồ chợ nổi Cái Răng (thành phố Cần Thơ) vất vả thức khuya dậy sớm buôn chợ, ăn nên làm ra. Nhiều gia đình nhờ chiếc ghe lênh đênh buôn bán, làm thuê bám theo chợ nổi đã nuôi con vào đại học, thành tài.
TP - Mới đây tiếp được cái tin, Tòa Giám mục giáo phận Phát Diệm đang triển khai dự án thay thế toàn bộ phần mái ngói của nhà thờ chính tòa. Tôi mò về Phát Diệm.
TP - Xã Dị Nậu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) có cây thị cổ thụ được xác định hơn 1.000 năm tuổi. Thân cây thị rêu tảo bám dày đặc; gốc xù xì, thô ráp; 5 người trưởng thành vòng tay ôm cũng chưa hết. Cây có cành lá xum xuê, tỏa bóng rợp mát sân miếu Đức Tản Viên.
TPO - Hơn 30 năm qua, những cánh rừng tự nhiên dọc dãy núi Trường Sơn ở Hà Tĩnh in đậm dấu chân của các nhà khoa học, chuyên gia tìm kiếm loài sao la, một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, được mệnh danh là kỳ lân châu Á.
TP - Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.
TP - Cây táu ở đền Thiên Cổ, thôn Hương Lan (xã Trưng Vương, TP Việt Trì) có niên đại khoảng 2.100 năm. Tương truyền, cây gắn liền với thời kỳ các vua Hùng dựng nước, mang những giá trị vô giá về văn hóa, tâm linh và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.