Đây là di tích thứ 2, sau khu di tích Lam Kinh (huyện Thọ Xuân) được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đại diện lãnh đạo ngành chức năng và chính quyền địa phương cùng đông đảo du khách thập phương.
Khu di tích Bà Triệu thuộc địa phận xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) nằm cách thành phố Thanh Hóa 17km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội hơn 150km về phía Nam. Di tích tọa lạc trên diện tích hơn 4ha, khu di tích Bà Triệu bao gồm Đền thờ, Lăng tháp (được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 29/4/1979) và Đình làng Phú Điền được công nhận Di tích cấp quốc gia ngày 13/2/1996. Đây là công trình văn hóa, lịch sử được xây dựng để tưởng nhớ công lao to lớn của nữ tướng Triệu Thị Trinh (còn gọi là Bà Triệu).
Khu di tích Bà Triệu không chỉ là nơi chứng tích lịch sử, văn hóa mà còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm, một kho tàng các sự tích huyền thoại, ca dao, tục ngữ của đất nước ta trải dài hàng trăm năm nay.
Theo đó, tại khu di tích Bà Triệu hiện vẫn còn nhiều cổ vật được gìn giữ nguyên bản như: 10 cuốn thần phả viết bằng chữ Hán; 65 đạo sắc phong qua các triều đại phong kiến Việt Nam; quạt ngà; lược đồi mồi; trâm ngà; long cung sơn son thếp vàng; tượng Bà Triệu bằng đồng…
Lễ hội đền Bà Triệu tổ chức hàng năm thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn và lòng thành kính của nhân dân ta tưởng nhớ đến công lao của Bà Triệu.
Theo như tài liệu lịch sử ghi chép lại, Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (226) ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân (nay thuộc xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa). Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở Quan Yên. Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Đến năm 20 tuổi, Bà cùng anh trai Triệu Quốc Đạt đã chiêu mộ được hơn nghìn tráng sĩ ở núi Nưa - nay thuộc các xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn), Mậu Lâm (huyện Như Thanh), Trung Thành (huyện Nông Cống).
Vào năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân gian khổ sở, Bà Triệu cùng anh trai đã khởi binh chống lại giặc Ngô. Cuộc khởi nghĩa đã được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Sức mạnh của nghĩa quân ngày càng lớn mạnh, khiến quân giặc khiếp sợ. Đang lúc này, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời. Các nghĩa binh thấy Bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ.
Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân. Thấy vậy, quân Ngô phải cử 8.000 quân hùng mạnh cùng nhiều viên tướng giàu kinh nghiệm đánh trận sang đàn áp nghĩa quân. Do lực lượng chênh lệch quá lớn và cùng với nhiều mưu mô thâm độc của địch đã khiến nghĩa quân của Bà bị thất bại.
Bà Triệu đã tuẫn tiết tại núi Tùng (Hậu Lộc) vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn (248). Để tưởng niệm công lao của Bà Triệu, nhân dân đã lập đền Bà Triệu ở trên núi Gai, lăng của Bà ở núi Tùng, đình làng Bà Triệu ở làng Phú Điền và quanh năm hương khói thờ phụng Bà.
Theo như tài liệu lịch sử ghi chép lại, Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (226) ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân (nay thuộc xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa). Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở Quan Yên. Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Đến năm 20 tuổi, Bà cùng anh trai Triệu Quốc Đạt đã chiêu mộ được hơn nghìn tráng sĩ ở núi Nưa - nay thuộc các xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn), Mậu Lâm (huyện Như Thanh), Trung Thành (huyện Nông Cống).
Vào năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân gian khổ sở, Bà Triệu cùng anh trai đã khởi binh chống lại giặc Ngô. Cuộc khởi nghĩa đã được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Sức mạnh của nghĩa quân ngày càng lớn mạnh, khiến quân giặc khiếp sợ. Đang lúc này, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời. Các nghĩa binh thấy Bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ.
Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân. Thấy vậy, quân Ngô phải cử 8.000 quân hùng mạnh cùng nhiều viên tướng giàu kinh nghiệm đánh trận sang đàn áp nghĩa quân. Do lực lượng chênh lệch quá lớn và cùng với nhiều mưu mô thâm độc của địch đã khiến nghĩa quân của Bà bị thất bại.
Bà Triệu đã tuẫn tiết tại núi Tùng (Hậu Lộc) vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn (248). Để tưởng niệm công lao của Bà Triệu, nhân dân đã lập đền Bà Triệu ở trên núi Gai, lăng của Bà ở núi Tùng, đình làng Bà Triệu ở làng Phú Điền và quanh năm hương khói thờ phụng Bà.