Tàu thăm dò đầu tiên đáp thành công xuống sao Chổi

Hình ảnh bề mặt sao Chổi được tàu thăm dò Philae chụp lại.
Hình ảnh bề mặt sao Chổi được tàu thăm dò Philae chụp lại.
Đêm qua theo giờ Việt Nam, tàu thăm dò Philae của châu Âu đã thực hiện thành công cú hạ cánh đầu tiên xuống sao Chổi 67P/C-G. Tuy nhiên, dường như một hệ thống móc bám của tàu đã bị trục trặc sau cú đáp lịch sử.

Tàu Philae đáp xuống bề mặt sao Chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko (67P/C-G) vào khoảng 23h00 đêm qua theo đúng lịch trình đã định.

Đây là tàu thăm dò đầu tiên trên Trái đất đáp thành công xuống bề mặt một sao Chổi để làm nhiệm vụ nghiên cứu về hành tinh được cho là nắm giữ những bí mật về nguồn gốc hệ Mặt trời và có thể cả sự sống trên Trái đất cách đây 4,6 tỷ năm.

Giám đốc điều hành các chuyến bay thuộc Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) Andrea Accomazzo cho biết tàu Philae đáp xuống bề mặt mặt sao Chổi 67P/C-G khoảng 7 giờ sau khi tách khỏi quỹ đạo của tàu mẹ Rosetta vào lúc 8h35' giờ GMT ngày 12/11 (15h35' cùng ngày ở Việt Nam).

Để thực hiện thành công cú đáp, tàu Philae đã phải phóng chính xác các đầu móc ngoạm chặt vào bề mặt của thiên thể. Tuy nhiên, một hệ thống móc ngoạm của tàu dường như đã bị trục trặc làm ảnh hưởng một phần đến công tác nghiên cứu của tàu.

Philae được thiết kế như một phòng thí nghiệm kiểu robot, nặng 100 kg, mang theo 10 thiết bị để thực hiện các thí nghiệm trên 67P/C-G.

Để thực hiện nhiệm vụ lịch sử này, tàu Philae và tàu mẹ Rosetta đã phải thực hiện hành trình bay dài 6,4 tỷ km, tương đương hơn 10 năm ánh sáng. Tổng

chi phí cho chuyến bay và nghiên cứu lên tới 1,4 tỷ Euro, tương đương 1,8 tỷ USD.

Các nhà khoa học xác định các sao Chổi có cấu tạo chủ yếu gồm băng và bụi carbon. Các thiên thể này được ra đời trong quá trình hình thành hệ Mặt trời của Trái đất cách đây 4,6 tỷ năm nên được cho là có thể cũng chứa nước, một trong những yếu tố có thể duy trì sự sống.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG