Tan hoang rừng tự nhiên Phong Điền

Tan hoang rừng tự nhiên Phong Điền
TP - Sau vùng lõi rừng cấm Bạch Mã, PV Tiền Phong phát hiện thêm các vụ phá rừng tự nhiên tại thượng nguồn sông Bồ, huyện Phong Điền, TT-Huế.

> Ngang nhiên mua bán rừng phòng hộ
> Vùng lõi vườn quốc gia Bạch Mã bị xâm hại

Phá rừng công khai

Sáng cuối tuần, đường vào rừng Phong Sơn (huyện Phong Điền) qua con dốc Bê Tông tấp nập người đi chăm sóc, khai thác cây lâm nghiệp, cạo mủ cao su. Lẫn vào đó là nhóm lâm tặc di chuyển bằng xe máy trực chỉ hướng rừng tự nhiên cộng đồng thôn Thanh Tân (rộng hơn 200 ha, thuộc xã Phong Sơn).

Men theo khe Hố Ngựa, lâm tặc thuê xe múc bạt núi, lật đá, san đồi mở hẳn một tuyến đường lớn đâm thẳng vào rừng sâu để khai thác gỗ lậu trắng trợn nhiều tháng nay. Đường mở tới đâu, cây rừng do dân bỏ công chăm sóc gần 10 năm nay bị chặt hạ, cày ủi ngổn ngang đến đó.

Trong lúc bí mật tiếp cận bãi tập kết gỗ rừng, bất ngờ một thân cây lớn vừa được lâm tặc cưa khúc từ trên triền đồi cao đột ngột lao thẳng xuống chân dốc. Các PV nhanh chân dạt ra nhiều phía để tránh. Phía trên cao, máy cưa vẫn gầm rú. Cách hiện trường khai thác gỗ lậu chừng 2km đường núi là Trạm Kiểm lâm Phong Sơn (thuộc Hạt KL Phong Điền). Hơn 9 giờ sáng, PV bí mật quay ra vùng rừng trồng gọi điện báo cho kiểm lâm huyện.

Kiểm lâm “lạc” rừng

Sau nhiều giờ mỏi mắt chờ kiểm lâm vào hiện trường để tịch thu gỗ lậu nhưng bất thành, chúng tôi đành quay về. Vừa ra đến đường lớn gần khu vực khe Đá Mài, cả nhóm mới thấy kiểm lâm xuất hiện. Lúc này đã hơn 12 giờ trưa. Về đến Trạm Kiểm lâm Phong Sơn, những người có trách nhiệm giải thích, họ không thể tìm ra hiện trường phá rừng sau tin báo của nhà báo vì lạc đường(?).

Trong khi, từ vị trí trực chốt đến điểm phá rừng gây bức xúc dư luận nhiều ngày qua chỉ cách chưa đầy 45 phút chạy xe máy. Những người lạ như PV dễ dàng tiếp cận hiện trường sau tin báo của dân, trong khi kiểm lâm vốn thông thuộc địa bàn, lại không thể tìm ra hiện trường. Lúc họ xuất hiện, lâm tặc đã tẩu thoát từ lâu.

Ông Phan Dũng, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Phong Sơn, giải thích: “Chúng tôi xuất quân ngay sau tin báo của nhà báo, nhưng không thể nào tìm ra hiện trường phá rừng. Trong lúc vội vàng, tôi còn bị ngã xe máy suýt nguy hiểm tính mạng”. Dù Kiểm lâm huyện nhận được tin phá rừng từ khá sớm, nhưng đến hơn 12 giờ 30 trưa, ông Nguyễn Văn Hùng, Phó hạt trưởng Hạt KL Phong Điền mới đủng đỉnh về đến trạm.

Ông Hùng phân trần: “Việc phá rừng xảy ra ngoài ý muốn. Chúng tôi khó tránh khỏi sơ suất trong quản lý, bảo vệ”. Vị này còn “đá bóng” trách nhiệm bảo vệ rừng sang người dân: “Rừng này chủ yếu thuộc cộng đồng dân cư quản lý, kiểm lâm chỉ đóng vai trò hỗ trợ”.

Phá rừng núp bóng tận thu

Cũng tại địa bàn Phong Sơn, rừng tự nhiên Khe Thai rộng hơn 18ha vừa bị tàn sát. Hàng nghìn cây rừng tự nhiên, cổ thụ bị đốn hạ, đốt cháy. Tháng 6/2013, một chủ rừng tại thị xã Hương Trà (TT-Huế) có đơn gửi chính quyền địa phương, kiểm lâm tại Phong Điền xin tận thu gỗ rừng trồng, nhằm mục đích phát thực bì trồng rừng kinh tế. Mặc dù là rừng tự nhiên, cây lớn, nhưng cơ quan chức năng lại cho chuyển đổi thành rừng sản xuất và ký xác nhận cho phép tận thu gỗ…

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Các nhà hoạt động biểu tình tại hội nghị khí hậu COP29 ở Azerbaijan ngày 23/11. (Ảnh: AP)
Nhiều nước bất bình với quỹ khí hậu 300 tỷ USD
TPO - Hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc vừa thông qua một thỏa thuận cung cấp ít nhất 300 tỷ USD hằng năm cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại và giúp các quốc gia đang phát triển đối phó với sự tàn phá của thiên tai do nhiệt độ toàn cầu nóng lên.