Tạm dừng nhiều lễ hội Xuân ở Hà Nội do dịch bệnh

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều lễ hội Xuân trên địa bàn Hà Nội tạm dừng tổ chức để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Một số địa phương vẫn tổ chức nghi lễ dâng hương ở quy mô nhỏ.

Ban quản lý di tích đền thờ Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh cho biết, năm nay huyện Mê Linh yêu cầu dừng mọi hoạt động lễ hội trên địa bàn để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19. “Đây là năm thứ 3 các hoạt động tại đền Hai Bà Trưng tạm dừng do dịch bệnh. Chỉ có lễ dâng hương với quy mô nhỏ chưa đến chục người”, đại diện Ban quản lý thông tin.

Ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng ban Quản lý khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn, huyện Mỹ Đức cho biết, mùa lễ hội năm 2022 sẽ không tổ chức lễ khai hội chùa Hương vào ngày 17/2 (tức mùng 6 tháng Giêng âm lịch), để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch COVID-19.

"Chùa Hương sẽ bắt đầu mở cửa đón khách từ ngày 2/2 (tức mùng 2 tháng Giêng âm lịch), trong ngày đó du khách đến sẽ được miễn phí vé tham quan vãn cảnh chùa", ông Hiển cho biết

Từ tháng 5/2021 đến nay, chùa Hương cũng như các di tích khác tạm dừng đón khách theo yêu cầu của ủy ban nhân dân thành phố. Dù không tổ chức lễ hội nhưng Ban quản lý Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn mong muốn được đón khách trở lại. Tuy vậy, đến thời điểm này, chùa Hương chưa có phương án chính thức cho việc đón khách trở lại.

Được biết, UBND huyện Mỹ Đức đang xây dựng kế hoạch, đưa ra nhiều phương án mở cửa trở lại tùy theo cấp độ của dịch để xin ý kiến của UBND thành phố.

Tại huyện Sóc Sơn, UBND huyện cũng đã có quyết định tạm dừng tổ chức lễ hội, các xã, thị trấn có lễ hội đầu Xuân đã thông báo rộng rãi trên phương tiện truyền thông về việc không đón khách và tổ chức lễ hội trên địa bàn. Lễ hội đền Sóc cũng phải tạm dừng tổ chức các lễ hội Xuân trên địa bàn. Huyện chỉ tổ chức dâng hương ở quy mô nhỏ.

Ngoài ra, các lễ hội lớn trên địa bàn thành phố như lễ hội Đống Đa (quận Đống Đa), lễ hội chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ)… cũng tạm dừng tổ chức, thực hiện dâng hương ở quy mô nhỏ.

Trước đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ban hành Chỉ thị số 26 về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trong thời gian giao mùa đông-xuân, thực hiện nghiêm các chỉ đạo, quy định trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động lễ hội, tập trung đông người, có phương án, kịch bản đáp ứng phòng, chống dịch, thực hiện phương châm "4 tại chỗ" khi dịch bệnh xảy ra.

Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức triển khai thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2022), mừng Xuân Nhâm Dần 2022 bảo đảm ấn tượng, nội dung chất lượng nghệ thuật cao và an toàn.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch, lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán, bảo đảm lành mạnh, phù hợp với thuần phong, mỹ tục, phong tục, tập quán, điều kiện sống của từng địa phương và phòng, chống dịch bệnh.

MỚI - NÓNG
Đường qua khu đô thị cao cấp ở Huế như 'bẫy người'
Đường qua khu đô thị cao cấp ở Huế như 'bẫy người'
TPO - Đường Lê Đức Anh đi qua các khu đô thị cao cấp, kiểu mẫu thuộc phường Thủy Vân (TP. Huế) thời gian gần đây luôn trong tình trạng ngập nước, mặt đường bị các phương tiện vận tải cày xới, băm nát nhưng không được duy tu, sửa chữa kịp thời khiến tai nạn xe cộ thường xuyên xảy ra. 
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Bài 5: Hồi sinh quạt cổ
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Bài 5: Hồi sinh quạt cổ
TP - Qua bàn tay khéo léo, kiên trì của người thợ lão luyện, những chiếc quạt cổ sáng bóng trở lại và chạy êm ru. Quạt cổ phả ra làn gió nhẹ, mơn man khiến chủ nhân như đang được ngồi giữa cánh đồng bát ngát. Trong thời buổi con người vật lộn, sống gấp như hiện nay thì ai cũng muốn có được những giây phút thư thái như thế…