TPO - Ngày 14/11, UBND TP. Hải Phòng đã trao chứng nhận đầu tư cho 12 dự án, đa phần thuộc lĩnh vực công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khoảng 1,8 tỷ USD.
TPO - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu đã thể hiện mong muốn hợp tác đầu tư vào các ngành điện tử, chíp, bán dẫn, năng lượng tái tạo… của Việt Nam.
TPO - Ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cho biết, 2 tháng đầu năm tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023. "Con số này chúng tôi không bao giờ nghĩ tới. Đây là tín hiệu rất đáng mừng cho thấy các nhà đầu tư rất quan tâm đến Việt Nam" - ông Phương nói.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng có thể thở phào khi kết thúc năm 2023 đầy khó khăn. Là người đứng đầu cơ quan tham mưu chiến lược, ông Dũng chịu trách nhiệm công tác tham mưu lẫn điều hành trong các kế hoạch phát triển.
TPO - 10 tháng năm nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng 54% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, ngôi đầu về thu hút FDI đã có sự xáo trộn trước sự vươn lên của Quảng Ninh, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 3,09 tỷ USD.
TP - Thời điểm phải giải bài toán thuế tối thiểu toàn cầu với khu vực FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) đến gần. Điều này tạo thách thức, nhưng cũng là cơ hội cho Việt Nam rà soát, thay đổi chính sách thu hút FDI, nâng cao năng lực quản lý thuế, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh.
TPO - Liên quan đến chính sách thu hút vốn FDI, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, các địa phương không nên dựa quá nhiều vào lợi thế nhân công giá rẻ, ưu đãi thuế, đất đai mà phải có cách làm mới dựa trên tiềm năng, lợi thế riêng để hấp dẫn.
TPO - Việc thúc đẩy "xanh hóa" nền kinh tế là đòi hỏi bức thiết. Thế nhưng, ở khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), doanh nghiệp vào Việt Nam vẫn chủ yếu dùng công nghệ trung bình, lạc hậu.
TPO - Ông Lê Lam - Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất của MBT - cho biết, doanh nghiệp đang phải trả 1,5 USD/ốc vít mua từ nước ngoài, dù giá trong nước chỉ là 1.000 đồng/cái. Doanh nghiệp đã thử nhiều sản phẩm nội địa, nhưng chất lượng chưa tương thích.
TPO - Vấn đề pháp lý là nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường bất động sản mất đi sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, Nhà nước cần đưa ra những giải pháp thực tế và nhanh chóng để thu hút nguồn lực, đặc biệt là dòng FDI vào tất cả phân khúc bất động sản như bán lẻ, văn phòng, khu công nghiệp, nhà ở…
TPO - Ngay tháng đầu năm 2023, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đón tin vui, ghi nhận số dự án mới tăng mạnh. Trong đó, Bắc Giang chiếm hơn 64% vốn FDI đăng ký cấp mới của cả nước.
TPO - Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, năm nay, Việt Nam có thể thu hút 36 - 38 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Con số này cao hơn đáng kể kết quả năm vừa qua (gần 28 tỷ USD).
TPO - Năm 2022, lần đầu tiên Nghệ An lọt vào nhóm 10 địa phương thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước, tổng vốn cấp mới và điều chỉnh là 935,22 triệu USD.
TPO - Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9 tháng năm 2022 tăng 16,2% so với cùng kỳ, đạt 15,4 tỷ USD. Việt Nam đang là điểm đến của các tập đoàn quốc tế hàng đầu, và nhiều doanh nghiệp nước ngoài được khảo sát vẫn tiếp tục mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Theo các chuyên gia, muốn thu hút các dự án đầu tư mới, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, cả nước nói chung, và các địa phương cần thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
TPO - Sau khi thăm và phát biểu tại Đại học Harvard, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự tọa đàm chính sách với giáo sư trường này về định hướng phát triển của Việt Nam trong thế kỷ 21.
TPO - Nhằm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ trong quan hệ giữa tỉnh Bắc Giang với các đối tác Hàn Quốc thời gian tới, ngày 7/4, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức "Hội nghị gặp mặt các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân Hàn Quốc".
TPO - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, thành phố luôn mong muốn và sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các chuyên gia trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài cũng như mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô trở thành những “đại sứ văn hóa”.
TP - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 10 tháng đầu năm 2021 ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ. Nhiều dự án với số vốn lớn đầu tư mới hoặc tăng vốn hứa hẹn thúc đẩy nền kinh tế sớm phục hồi sau giãn cách và là tín hiệu tích cực, triển vọng dài hạn của kinh tế Việt Nam.
TP - Hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thời gian qua của Việt Nam còn nhiều bất cập như: Nhiều dự án FDI tác động xấu tới môi trường, công nghệ thấp, chuyển giá trốn thuế...Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, giai đoạn tới, Chính phủ cho rằng, cần chú trọng thu hút FDI chất lượng cao, khuyến khích kinh tế tư nhân và doanh nghiệp trong nước phát triển, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Với vị trí đắc địa nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và hệ thống hạ tầng kết nối tốt, Thái Nguyên từ lâu đã là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Sức hấp dẫn của Thái Nguyên sẽ còn tăng lên khi hàng loạt dự án hạ tầng “khủng đã và đang chính thức khởi động. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra “cú hích” mạnh mẽ đối với thị trường bất động sản (BĐS) Thái Nguyên thời gian tới.
TP - Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam thời gian tới sẽ tăng sau khi EVFTA bắt đầu có hiệu lực. Do Việt Nam và EU là hai nền kinh tế bổ sung, hỗ trợ cho nhau, nên đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam tận dụng các dòng FDI chất lượng cao.
TPO - Trong năm 2019, Hà Nội xác định tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh. Mục tiêu thu hút FDI năm 2019 đạt trên 5 tỷ USD và tỷ lệ giải ngân đạt trên 2,3 tỷ USD.
TP - Thay vì nhượng bộ và dành quá nhiều ưu đãi thuế, các chuyên gia kinh tế cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần khẳng định lại vị thế của mình, không chấp nhận thu hút FDI bằng mọi giá.
TPO - Tại Hội nghị “Hà Nội 2018 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển”, lãnh đạo Hà Nội cho biết, sẽ trao chứng nhận đầu tư cho 71 dự án. Trong đó có 11 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 130.061 tỷ đồng (tương đương 5 tỷ 428 triệu đô la Mỹ), đưa Hà Nội tạm dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI 6 tháng đầu năm.
TPO - Trong 10 tháng đầu năm, thành phố Hà Nội có 20.634 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, vốn đăng ký 164,3 nghìn tỷ đồng. Như vậy, toàn thành phố hiện có 227.542 DN. Tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng hiện đã đạt 98%.
Lâu lắm rồi, người ta mới thấy Hà Nội vượt qua các đối thủ lớn như Bắc Ninh, Tp HCM, Đà Nẵng để vươn lên vị trí thứ 1 trong danh sách 10 tỉnh, thành phố thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như trong 2 tháng đầu của năm 2016.