TPO - Theo quy định, việc khởi tố, bắt tạm giam đại biểu Quốc hội phải có đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và được sự đồng ý của Quốc hội hoặc sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bộ Quốc phòng đang đề nghị xây dựng dự án Luật Tình trạng khẩn cấp để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
TPO - Bày tỏ trước tổ đại biểu Quốc hội, cử tri cho rằng tiền lương cán bộ, công nhân viên chức hiện còn thấp trong khi chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn còn cao. “Trước nhiều áp lực công việc đối với người lao động, kiến nghị Quốc hội có chính sách xem xét hỗ trợ để có thể chờ đợi đến ngày tăng lương cơ sở”, cử tri nêu ý kiến.
TPO - “Khi sửa nội quy kỳ họp, sửa Luật Tổ chức Quốc hội sẽ bổ sung để Quốc hội có thể xử lý linh hoạt hơn những vấn đề của thực tiễn”, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh.
TPO - Sự việc của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Phú Quốc mang 2 quốc tịch (Việt Nam và Síp) được dư luận quan tâm trong mấy ngày vừa qua. Nhiều bạn đọc băn khoăn, mỗi công dân Việt Nam có thể có bao nhiêu quốc tịch; với đại biểu Quốc hội, có bị ràng buộc thêm quy định nào?
TPO - Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ban Công tác đại biểu chủ trì nghiên cứu, rà soát các quy định về công tác cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.
TPO - Đồng tình tăng số lượng đại biểu chuyên trách, đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) đề nghị mở rộng tranh cử, tăng số ứng viên đại biểu Quốc hội để nhân dân lựa chọn. Qua đó, nên mở rộng đối tượng để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm và tâm huyết tham gia ứng cử.
TPO - Nhiều ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không để một người phụ trách cả Tổng thư ký Quốc hội và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội như hiện nay mà nên tách riêng.
TPO - Viện dẫn tại Uỷ ban Quốc phòng Anh ninh toàn sĩ quan quân đội, công an, ĐBQH Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi, tại sao không cơ cấu thêm nhiều đại biểu khác, để khi thẩm tra dự án luật có sự khách quan hơn?
TPO - Một Bộ trưởng đương nhiệm cho rằng, vào giữa nhiệm kỳ, Bộ trưởng bên Chính phủ có thể “đổi vai” cho Chủ nhiệm Uỷ ban bên Quốc hội. Mặc dù vậy, đề xuất mới mẻ này đã nhận được những ý kiến khác nhau.
TPO - Sáng 29/10, tại phiên thảo luận tổ về luật Tổ chức QH, ĐB Nguyễn Văn Được cho biết đang tồn tại nhiều bất cập trong chất lượng đại biểu Quốc hội, thậm chí "có đại biểu cả một kỳ họp chẳng phát biểu ý kiến gì cả".
TPO - “Tôi đã hai lần gọi điện thoại cho anh Trần Văn Túy. Anh ấy bảo sẽ tiến hành, nhưng chẳng thấy gì cả. Đến ngày đi tiếp xúc cử tri lại không biết tiếp xúc ở đâu. Chẳng lẽ Bí thư Đắk Lắk lại sang Gia Lai tiếp xúc cử tri?”, Bí thư Đắk Lắk Bùi Văn Cường bày tỏ.
TPO - “Chế độ chính sách đối với các Ủy viên hoạt động chuyên trách sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định để bảo đảm phù hợp với cơ cấu, mặt bằng chung của các cơ quan trong hệ thống chính trị, không thấp hơn hiện nay và thu hút được cán bộ về công tác tại Quốc hội”, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết.
TPO - “Nhiều người tâm tư lắm sau khi sáp nhập văn phòng. Đang làm nhiều năm rồi, nhưng sau sáp nhập lại trở thành chuyên viên, đưa người khác về làm trưởng phòng”, đại biểu Phạm Văn Hòa nêu băn khoăn khi Ủy ban Pháp luật thẩm tra dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội ngày 30/9.
TPO - “Tại sao khi quy hoạch người ở các cơ quan khác về làm phó chủ nhiệm, uỷ viên thường trực các uỷ ban của Quốc hội họ thường từ chối? Phần lớn những cán bộ khi đề nghị quy hoạch về Quốc hội thì họ đều xin đừng đưa em vào quy hoạch”, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Nguyễn Đức Hải nêu.